20/11/2019 07:02 GMT+7

Đài Loan phất lên khi Trung Quốc 'chìm' trong chiến tranh thương mại

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Đài Loan đang chớp lấy cơ hội tái sinh nền kinh tế của mình khi các hãng công nghệ xem xét lại việc hợp tác với Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại.

Đài Loan phất lên khi Trung Quốc chìm trong chiến tranh thương mại - Ảnh 1.

Một cơ sở sản xuất tại thành phố Đài Trung, Đài Loan - Ảnh: REUTERS

Đài Loan đã trải qua nhiều thập kỷ thất thoát dòng đầu tư và công nghệ kỹ thuật về phía Trung Quốc đại lục. Nay nhờ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hòn đảo này đang cố nắm lấy cơ hội trở thành trung tâm sản xuất của thế giới một lần nữa.

Theo hãng tin Bloomberg, doanh nghiệp Đài Loan đã đầu tư gần 39 tỉ USD tại quê hương, sau khi chính quyền tại đây triển khai kế hoạch thu hút đầu tư từ hồi đầu năm 2019. 

Kế hoạch này đưa ra nhiều ưu đãi dành cho các công ty địa phương sở hữu cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là các ngành công nghệ cao.

Mục đích của chính quyền Đài Loan là thúc đẩy nền kinh tế của họ tăng trưởng tốt hơn các đối thủ khác trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung.

Một quan chức thuộc chính quyền Đài Loan, ông Kung Ming-hsin, nói với Bloomberg rằng sẽ mất thêm vài năm tới để chính sách này sẽ gây tác động rõ ràng đối với nền kinh tế.

"Chúng ta sẽ thấy đầu tư hằng năm sẽ tăng thêm 300-400 tỉ Tân Đài Tệ (khoảng 9-13 tỉ USD) trong khoảng 2 hay 3 năm nữa nhờ sự quay trở lại của các công ty Đài Loan. Chúng tôi tự tin rằng sẽ có động lực tăng trưởng vững chắc cho 3-4 năm tới", ông Kung nói.

Tuy nhiên, kế hoạch lôi kéo doanh nghiệp địa phương quay trở về chỉ là một trong hai tầm nhìn kinh tế đối lập ở Đài Loan hiện tại. 

Nhà lãnh đạo Thái Văn Anh muốn Đài Loan phát triển công nghiệp sản xuất, năng lượng sạch và quốc phòng. Trong khi đó, đối thủ chính trị của bà, ông Hàn Quốc Du, kêu gọi tháo bỏ rào cản trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Đài Loan vốn chuyên lắp ráp và sản xuất sản phẩm cho nhiều thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới. Những doanh nghiệp này bắt đầu đầu tư vào Trung Quốc từ cuối những năm 1980. Đây là tiền đề biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới.

Dù vậy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài đi kèm hàng loạt loại thuế quan đang khiến những doanh nghiệp trên dần di dời chuỗi sản xuất của họ về lại Đài Loan hoặc xuống Đông Nam Á, nhằm bảo vệ biên lợi nhuận mỏng manh của mình.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều là 2 thị trường lớn nhất của Đài Loan.

Đài Loan cấm bán 3 mẫu điện thoại Huawei vì ghi 'Đài Loan, Trung Quốc'

TTO - Đài Loan đã ngưng bán 3 mẫu điện thoại của Hãng Huawei, sau khi phát hiện các mẫu điện thoại này sử dụng cụm ‘Đài Loan, Trung Quốc’ cho múi giờ và danh bạ - một điều nhạy cảm với những người Đài Loan có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đã đến tham quan Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An).

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Ngày 20-5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi, trú Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Sun Group được phép mở hãng bay vốn 2.500 tỉ, quy mô 31 máy bay

Sun PhuQuoc Airways được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Vốn đầu tư 2.500 tỉ đồng, quy mô 31 máy bay.

Sun Group được phép mở hãng bay vốn 2.500 tỉ, quy mô 31 máy bay

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ nhiều thông tin về thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm và làm việc tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Đại biểu băn khoăn nguồn lực khoản vay đặc biệt lãi suất 0%, có thể phát sinh rủi ro

Chiều 20-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu băn khoăn với quy định về các khoản vay đặc biệt.

Đại biểu băn khoăn nguồn lực khoản vay đặc biệt lãi suất 0%, có thể phát sinh rủi ro
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar