10/05/2016 11:55 GMT+7

Đài Loan bất ngờ "nhảy vào" phiên tòa Biển Đông ở The Hague

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Một nhóm nhà hoạt động xã hội lãnh thổ Đài Loan bất ngờ đệ trình hồ sơ lên Tòa trọng tài thường trực quốc tế ở The Hague, cho rằng khu vực Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. 

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang cải tạo bồi đắp trái phép ở Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: ABC News

Hãng tin Reuters cho biết việc Đài Loan đệ trình hồ sơ vào thời điểm phiên tòa sắp diễn ra có khả năng làm trì hoãn quyết định các thẩm phán, dự kiến được đưa ra trong vòng hai tháng. 

Động thái này cũng có thể làm phức tạp thêm những tranh chấp đang ngày càng căng thẳng diễn ra khắp khu vực Biển Đông.

Các nguồn tin ngoại giao cho biết tháng 4-2016, các thẩm phán đã cho phép chính quyền lãnh thổ Đài Loan thảo chứng cứ có liên quan đến vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, dù Đài Loan không là thành viên của Liên Hiệp Quốc cũng không tham gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS).

Điều này đồng nghĩa với việc ngay khi xem xét hàng trăm trang tài liệu do Đài Loan đệ trình, các thẩm phán cũng phải tìm thêm thông tin từ phía Philippines và Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định của họ. 

Manila đang thách thức tính hợp pháp trong các tuyên bố đòi chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Họ cho rằng không bãi cạn, bãi san hô hay các đảo nhỏ nào ở quần đảo Trường Sa có thể được xem là một hòn đảo. Chính vì thế Trung Quốc không có quyên đối tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (khoảng 370km) ở đây.

Đơn phương chiếm trái phép đảo Ba Bình, đảo lớn nhấn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giới chức Đài Loan đã phản ứng gay gắt những chứng cứ mà Philippines đưa ra trước đó nói rằng đảo Ba Bình là “một bãi đá” không phù hợp cho con người cư trú.

Do đó, Đài Loan không có quyền tuyên bố cả về hiện trạng của hòn đảo cũng như tuyên bố EEZ.

Người phát ngôn của lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cho biết nhóm hoạt động dân sự trên là một tổ chức tư nhân nhưng có các mối quan hệ mật thiết với chính quyền của lãnh thổ này.

“Việc đệ trình hồ sơ lần này của họ dù không thay mặt chính quyền nhưng những phát hiện của họ lại  khớp với quan điểm của giới chức chính quyền Đài Loan” - Reuters dẫn lời người phát ngôn này cho biết.  

Giới chức Tòa trọng tài thường trực quốc tế ở The Hague cũng như Bộ Ngoại giao Philippines chưa có bình luận gì về vụ việc.  

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lặp lại rằng nước này không chấp nhận tham gia phiên tòa. Bắc Kinh cho rằng Manila đang sử dụng vụ kiện để phủ nhận cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ” của Trung Quốc.

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ giữ lại các bộ trưởng phụ trách thương mại, tài chính, ngân sách và kinh tế, nhưng sẽ thay ngoại trưởng trong cuộc cải tổ nội các của ông.

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Hôm 23-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Shinjiro Koizumi cam kết sẽ sớm đưa gạo giá rẻ từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường, nhằm ngăn người dân chuyển sang tiêu thụ gạo nhập khẩu.

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Sau 3 ngày đàm phán, các nước G7 gửi đi thông điệp về sự đoàn kết dù vẫn còn nhiều bất đồng, bao gồm chia rẽ về vấn đề thuế quan.

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Nga, Ukraine tấn công nhau dữ dội hậu đàm phán

Nga và Ukraine tăng cường tấn công giữa lúc thông tin về lần đàm phán tiếp theo vẫn chưa rõ ràng.

Nga, Ukraine tấn công nhau dữ dội hậu đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar