07/08/2009 08:07 GMT+7

"Đại hội bão tố" của Fatah

NGUYỄN NGỌC HÙNG
NGUYỄN NGỌC HÙNG

TT - Ngày 4-8, Đại hội toàn thể lần thứ VI của Phong trào giải phóng dân tộc Palestine (Fatah) đã khai mạc tại thành phố Bethlehem thuộc Bờ Tây.

Đây là đại hội đầu tiên của Fatah được tổ chức tại lãnh thổ Palestine trong suốt chiều dài lịch sử của tổ chức này, kể từ khi ra đời năm 1962 và chính thức hoạt động công khai năm 1965 đến nay. Đây cũng là đại hội triệu tập được sau tròn 20 năm không thể họp, kể từ đại hội V tại Tunis tháng 8-1989.

Ngay sau phiên họp sáng 5-8, Nabeel Omrou - người phát ngôn của đại hội - đã ví không khí của đại hội là “bão tố”. Sóng gió nổi lên khi các đại biểu chất vấn quyết liệt về việc Ủy ban trung ương không trình văn bản báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ vừa qua và cũng không có văn bản báo cáo tài chính của phong trào. Đã xảy ra màn đấu khẩu gay gắt trực diện giữa các đại biểu chất vấn với lãnh tụ Mahmoud Abbas. Ông Abbas nổi nóng đòi đối thủ phải “câm miệng” khi họ không chấp nhận lời giải thích của ông, rồi ra lệnh cho vệ binh đuổi một số đại biểu ra khỏi phòng họp.

Tuy nhiên, trong nội bộ Fatah còn ẩn chứa những cơn sóng ngầm, mà căng thẳng nhất chính là mâu thuẫn tới mức xung khắc giữa các khuynh hướng khác nhau trong ban lãnh đạo của phong trào, trên nhiều vấn đề hết sức căn bản cả về đường lối chính trị và tổ chức nội bộ.

Nội dung chủ yếu nóng bỏng nhất về mặt đường lối là chọn đấu tranh hòa bình hay kháng chiến vũ trang làm chủ đạo cho mục tiêu giành được một nhà nước Palestine độc lập. Người ta cho rằng Tổng thống Mahmoud Abbas và chính quyền Palestine hiện cai trị tại Bờ Tây theo xu hướng chọn đàm phán hòa bình trong khi chưa thể phủ nhận quyền kháng chiến. Nhưng nhiều nhóm thành viên khác của Fatah thì hoặc vẫn kiên định đường lối vũ trang giải phóng, hoặc ưu tiên vũ trang kết hợp với đàm phán.

Đường lối xây dựng tổ chức trong tình hình mới cũng bộc lộ bất đồng. Mahmoud Abbas và những người ủng hộ ông (chủ yếu ở Bờ Tây) dường như muốn xây dựng Fatah thành một đảng chính trị tách rời với chính quyền. Nhưng xu hướng muốn bảo vệ địa vị lãnh đạo tuyệt đối của Fatah đối với toàn bộ sự nghiệp Palestine có vẻ như vẫn rất mạnh mẽ và quyết liệt.

Trong nội dung “tổ chức địa phương” của Fatah nổi lên vấn đề Gaza, bởi lãnh thổ này đã bị rơi vào tay Phong trào Hamas kể từ giữa năm 2007. Đảng bộ Gaza có vai trò rất trọng yếu trong toàn bộ phong trào, nhưng hầu hết đại biểu của đảng bộ này không đến dự Đại hội VI được vì Hamas cấm họ xuất cảnh. Liên quan đến Gaza còn có xu hướng đòi mổ xẻ nguyên nhân để lãnh thổ này rơi vào tay Hamas hồi tháng 6-2007.

Đây là vấn đề rất hệ trọng và nhạy cảm, có thể tác động quyết định đến tương lai chính trị của những người đứng đầu Fatah hiện nay. Bên tổ chức đại hội không muốn phanh phui nội dung này.

Theo aawsat.com, tại phiên họp sáng 5-8, Chủ tịch Mahmoud Abbas phát biểu có ý chỉ đạo: “Chúng tôi ủng hộ phải “tính sổ với nhau”, nhưng chống lại khuynh hướng “thanh toán lẫn nhau”. Mục đích là tìm hướng đúng, rút ra những bài học và kinh nghiệm, truy vấn những người có trách nhiệm về những sai lầm của họ”. Nhưng nhiều đại biểu không chấp nhận.

Trước tình hình bất đồng nghiêm trọng, trong cuộc họp báo sau phiên buổi sáng 5-8, người phát ngôn của Đại hội VI tuyên bố đại hội không có thời hạn chót (như đã định chỉ diễn ra từ ngày 4 đến 6-8), mà bao giờ xong thì bế mạc. Điều này cũng có nghĩa những quyết định của Đại hội VI chỉ có thể được sáng tỏ chừng nào đại hội kết thúc. Fatah đang đứng trước một bước ngoặt lớn lao để xem liệu có thể còn khẳng định được vị thế vốn có của mình trong sự nghiệp Palestine vinh quang nhưng cũng đầy khó khăn và trắc trở.

NGUYỄN NGỌC HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Greenland và những lựa chọn 'hợp pháp' của Mỹ

Ông Trump nhấn mạnh rằng Mỹ 'rất cần Greenland vì lý do an ninh' nhưng điều đó có đủ sức biện minh cho những lựa chọn gây tranh cãi với vùng lãnh thổ này?

Greenland và những lựa chọn 'hợp pháp' của Mỹ

Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn?

Hòa đàm Ukraine bị ngưng trệ sau khi đàm phán tại London thất bại, Washington thể hiện thất vọng và đưa ra tối hậu thư, buộc Kiev phải lựa chọn giữa hòa bình hoặc tiếp tục chiến đấu.

Kiev làm gì khi ông Trump mất kiên nhẫn?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar