18/05/2019 08:00 GMT+7

Đại học Quốc tế Hồng Bàng ra mắt Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ

BÍCH NGỌC
BÍCH NGỌC

TTO - Thăm Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) sáng 15-5, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã tham dự lễ ra mắt Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ tại HIU (Indian Studies Center).

Đại học Quốc tế Hồng Bàng ra mắt Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ - Ảnh 1.

Lễ ra mắt Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ tại HIU diễn ra với sự tham dự của Đại sứ Phạm Sanh Châu và đoàn đại diện Công ty Công nghệ đa quốc gia HCL Technologies (Ấn Độ) - Ảnh: BN

Đây là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Quốc tế (HIU), là trung tâm nghiên cứu Ấn Độ đầu tiên tại TP.HCM và thứ hai của cả nước (trung tâm đầu tiên trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội).

Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa hai nước

Trung tâm là nơi nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về Ấn Độ, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói riêng và giữa Ấn Độ với các nước trên thế giới nói chung để phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên HIU; thúc đẩy và mở rộng các quan hệ hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực hợp tác khác với Ấn Độ. 

Bên cạnh đó, nhiệm vụ chính của Trung tâm còn là đẩy mạnh hợp tác giáo dục giữa hai nước thông qua các hoạt động tài trợ học bổng, cung cấp việc làm cho sinh viên HIU sau tốt nghiệp và tăng cường các chương trình trao đổi giảng viên - sinh viên - nghiên cứu sinh.

Ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Ấn Độ, Nepal và Bhutan - cho biết việc lựa chọn Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) và HIU làm đối tác để thành lập Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ dựa trên nhiều yếu tố, trong đó uy tín và chất lượng giáo dục của NHG đã được khẳng định với hệ thống giáo dục toàn diện, đầy đủ các cấp học và chương trình quốc tế, tạo nhiều nguồn lực cộng hưởng và điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các chương trình hợp tác giáo dục giữa hai nước.

Đại học Quốc tế Hồng Bàng ra mắt Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ - Ảnh 2.

Đại sứ Phạm Sanh Châu (phải) và NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng HIU chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ - Ảnh: BN

Tăng cường cơ hội việc làm cho sinh viên

Tháp tùng Đại sứ Phạm Sanh Châu trong buổi làm việc tại HIU có đại diện Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ đa quốc gia HCL Technologies - một trong 3 tập đoàn công nghệ lớn nhất Ấn Độ với mạng lưới cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm và trung tâm phân phối tại 44 quốc gia trên thế giới.

Tại buổi làm việc, HCL bày tỏ mong muốn thành lập một trung tâm phân phối tại Việt Nam với quy mô 10.000 nhân viên, trong đó sẽ tuyển dụng 60% nhân viên là sinh viên Công nghệ thông tin (IT).

"Với sự giới thiệu của Đại sứ Phạm Sanh Châu, chúng tôi đã tìm hiểu và nhận thấy HIU là đối tác rất tiềm năng để hỗ trợ thực hiện việc tuyển dụng cho dự án sắp tới của HCL vì sinh viên HIU được học chương trình chuẩn quốc tế 100% bằng tiếng Anh, đảm bảo chất lượng chuyên môn và kỹ năng giao tiếp khi làm việc trong môi trường công ty đa quốc gia" - ông Sanjay Gupta, Phó Giám đốc điều hành HCL Technologies, chia sẻ.

Đại học Quốc tế Hồng Bàng ra mắt Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ - Ảnh 3.

Ông Sanjay Gupta – Phó Giám đốc điều hành HCL Technologies (phải) chia sẻ về tiềm năng hợp tác với HIU trong tương lai - Ảnh: BN

Bên cạnh đó, Tập đoàn HCL còn giới thiệu những phương án đào tạo kỹ sư cho sinh viên HIU thông qua các khóa học ngắn hạn về dịch vụ IT hỗ trợ người dùng, thuật toán Cloud, phân tích dữ liệu, an ninh mạng,… cho đến những nền tảng công nghệ mới giúp tạo ra những sản phẩm chưa từng có trên thị trường.

Kết thúc buổi làm việc, NGND.PGS.TS. Hồ Thanh Phong nhấn mạnh về hiệu quả hợp tác giữa hai nước: "Với việc thành lập Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ đầu tiên tại TP.HCM, việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác Ấn Độ uy tín như HCL Technologies trong tương lai sẽ thuận lợi hơn và mang đến nhiều lợi ích cho sinh viên HIU, không chỉ đảm bảo đầu ra cho các em mà còn mở rộng con đường hội nhập quốc tế, rèn luyện chuyên môn sâu, giúp các em phát triển mạnh mẽ trên con đường sự nghiệp của mình".

Đại học Quốc tế Hồng Bàng ra mắt Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ - Ảnh 4.

Năm 2019, HIU tuyển sinh theo 5 phương thức tuyển sinh: thi tuyển sinh do nhà trường tổ chức, xét tuyển học bạ THPT, xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, xét tuyển đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài, xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test).

Trong đó, với phương thức xét tuyển theo hình thức thi tuyển do nhà trường tổ chức sẽ kết hợp kết quả học tập THPT, trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2 từ ngày 13/5.

BÍCH NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar