21/08/2019 10:11 GMT+7

Đại dương thời cổ đại không nóng hơn ngày nay

TTXVN
TTXVN

TTO - Trái với những giả thuyết thông thường, các nhà nghiên cứu Israel mới đây cho biết họ đã chứng minh được nhiệt độ nước trong các đại dương cách đây hàng tỉ năm không nóng hơn so với thời hiện đại.

Đại dương thời cổ đại không nóng hơn ngày nay - Ảnh 1.

Nhiệt độ nước trong các đại dương cách đây hàng tỉ năm không nóng hơn so với thời hiện đại, theo nghiên cứu mới đây - Ảnh: AFP

Một số nhà nghiên cứu địa chất tin rằng nhiệt độ nước biển thời cổ đại cực nóng (ít nhất 70 độ C), trong khi một số người lại cho rằng xấp xỉ với mức nhiệt ngày nay (khoảng 15 độ C).

Cả hai luồng ý kiến này đưa ra đều dựa trên những thay đổi về thành phần đồng vị của oxy trong các khoáng vật kết tủa ngoài nước biển (như khoáng vật carbonate được tìm thấy trong đá vôi), song dẫn đến những kết luận khác nhau.

Tuy nhiên các nhà khoa học gặp khó khăn khi xác định liệu xu hướng của thành phần đồng vị này phụ thuộc vào hiện tượng nước biển lạnh dần hay thành phần đồng vị trong nước thực sự thay đổi.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Weizmann (Israel) đã tiến hành xác định tỷ số đồng vị oxy tùy theo nhiệt độ giữa các oxít sắt và dung dịch nước, rồi xây dựng cơ sở dữ liệu về đồng vị oxy trong oxít sắt dưới biển cách đây 2 tỉ năm.

Để tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã chuyển sang nghiên cứu các hạt trầm tích nhỏ (Ooid) chứa các lớp oxít sắt thời cổ đại.

Để đo tỉ lệ đồng vị oxy trong các mẫu oxide sắt, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một cơ sở dữ liệu gồm các thành phần đồng vị dưới dạng các hạt trầm tích nhỏ khác nhau. Các hạt trầm tích nhỏ được thu thập từ hàng chục địa điểm trên Trái đất, đại diện cho nhiều thời kỳ địa chất khác nhau, trong đó thời điểm lâu đời nhất là khoảng 2 tỉ năm trước.

Kết quả cho thấy xu hướng địa chất theo như quan sát là do sự thay đổi của thành phần đồng vị oxy trong nước, chứ không phải là hiện tượng nước biển lạnh dần.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có thể đem đến những manh mối về mọi thứ từ điều kiện sống của các loài động, thực vật nguyên thủy cho đến lịch sử địa chất của đại dương. Cơ sở dữ liệu trên được xem là một "con tàu thời gian" có thể được dùng để giúp các nhà khoa học phân tích hóa học nước biển từ thời xưa cũng như những thay đổi của đại dương từ đó đến nay.

Trước đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng đại dương đã từng rất nóng cách đây khoảng hơn 3 tỉ năm và lạnh dần còn 30 độ C cách đây 800 triệu năm. Hiện tượng lạnh dần này thuận lợi cho các sinh vật sống bắt đầu sinh sôi, nảy nở trong các đại dương.

Nhiệt độ càng cao, khí oxy càng ít tan trong nước. Trong khi đó, các sinh vật đa bào phức tạp cần khí oxy để phát triển.

Tháng 8-2009, nhiệt độ đại dương nóng kỷ lục

TTO - Nhiệt độ bề mặt nước biển trên toàn thế giới được ghi nhận nóng nhất trong ba tháng vừa qua, theo Cơ quan Theo dõi đại dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) ngày 16-9.

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ngoài "bộ tứ trụ cột" là các nghị quyết của Bộ Chính trị, sắp tới còn các nghị quyết về giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, sẽ có đường lối tương đối hoàn chỉnh để phát triển đất nước.

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Tại xã Măng Đen, tỉnh Quảng Ngãi vừa xảy ra một trận động đất mạnh 3,3 độ (độ lớn M). Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar