18/10/2013 18:16 GMT+7

Đại diện giảng viên cơ hữu nằm trong HĐQT trường ĐH Tư Thục

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Đó là quy định cứng bắt buộc đối với hội đồng quản trị được bầu nhiệm kỳ đầu tiên của trường ĐH tư thục khi được chuyển đổi sang từ trường dân lập trong Dự thảo Quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường ĐH dân lập sang loại hình trường ĐH tư thục vừa được Bộ GD-ĐT công bố ngày 18-10.

Trước đó, trong phần trả lời bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội vào tháng 8, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết dù Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho phép chuyển đổi 19 trường ĐH dân lập sang ĐH tư thục từ năm 2006 nhưng đến nay mới chỉ có 4 trường hoàn tất việc chuyển đổi.

Lý do gây chậm trễ quá trình chuyển đổi được Bộ GD-ĐT xác định do trong quá trình triển khai thực hiện việc chuyển đổi các trường dân lập còn lại đã phát sinh rất nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan đến các quy định về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường ĐH dân lập khi chuyển thành ĐH tư thục, việc xác định đại diện của phần tài sản này và quyền của người đại diện phần tài sản này trong hoạt động của trường ĐH tư thục mới được chuyển đổi.

Ngoài ra, khi thực hiện quy trình chuyển đổi ở một số trường dân lập đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhà trường, dẫn đến hiện tượng mất đoàn kết kéo dài và vì vậy không thể hoàn thành quy trình chuyển đổi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Văn Áng, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho hay thông tư sẽ được ban hành nhằm hướng dẫn các trường ĐH dân lập còn lại hoàn tất càng sớm càng tốt các thủ tục chuyển đổi sang trường ĐH tư thục.

Theo dự thảo, hội đồng quản trị của trường tư thục sẽ bắt buộc gồm các thành phần: đại diện người góp vốn, đại diện giảng viên cơ hữu, đại diện tổ chức Đảng, đại diện các tổ chức đoàn thể, hiệu trưởng nhà trường và đại diện của địa phương.

Yêu cầu thành phần này nhằm tương thích với Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực từ tháng 1-2013.

Đặc biệt, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, trong quá trình chuyển đổi, việc kiểm toán, định giá tài sản của nhà trường sẽ phải do hai công ty thực hiện: một công ty kiểm toán độc lập và một công ty định giá độc lập có tư cách pháp nhân.

Theo PGS Áng, việc hai công ty chuyên nghiệp tham gia sẽ giúp việc kiểm toán, định giá minh bạch, khách quan, bảo đảm ổn định, giữ vững đoàn kết cho các nhà trường.

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 giáo viên và 7 triệu học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường đại học Văn Hiến vừa tổ chức Lễ ký kết đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu doanh nghiệp năm 2025, mở rộng mạng lưới doanh nghiệp, tạo việc làm, môi trường học tập thực tế và đào tạo nguồn nhân lực đúng với nhu cầu tuyển dụng.

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

So với học kỳ I năm học 2023-2024, số lượng học bổng học kỳ II bị cắt giảm đến 66%. Sinh viên cho rằng trường 'không minh bạch' khi xét học bổng.

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar