13/01/2023 19:02 GMT+7

Đại dịch đã thay đổi trẻ nhỏ, người lớn phải làm sao?

Đại dịch COVID-19 tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần của trẻ nhỏ, phương thức giáo dục truyền thống… từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy.

Đại dịch đã thay đổi trẻ nhỏ, người lớn phải làm sao? - Ảnh 1.

Được cha mẹ yêu thương, được học cùng cha mẹ sẽ giúp những đứa trẻ phát triển tích cực - Ảnh: T.CHI

 Gia đình và nhà trường có thể làm gì để giúp những đứa trẻ?

Yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận khi dạy con

Chia sẻ về câu chuyện trên tại một hội thảo vừa diễn ra ở TP.HCM, bà Jeannie Ho Chan (Viện giáo dục Shichida Việt Nam) cho biết để một đứa trẻ phát triển bền vững trong xã hội đầy biến động, điều quan trọng cần có là sự nỗ lực của phụ huynh, thầy cô và chính bản thân trẻ.

"Phụ huynh dù là người sinh ra những đứa trẻ, nhưng họ không thể ngay lập tức có kinh nghiệm nuôi dạy con. Đó là lý do sách và thầy cô rất cần thiết. Để trẻ phát triển toàn diện, cần lưu ý đến các yếu tố như hành vi, đạo đức, tâm hồn và sự gắn kết với gia đình ở trẻ", bà Jeannie chia sẻ.

Và để làm hiệu quả các điều trên, bà Jeannie cho rằng việc phụ huynh dành thời gian đồng hành, học cùng trẻ với các quy tắc "yêu thương, nhìn nhận và khen ngợi" là rất cần thiết. Chỉ có cùng học và lắng nghe con, phụ huynh mới nhìn nhận hành vi của con một cách đúng đắn. Từ đó mới tạo được môi trường giáo dục thoải mái cho cả đôi bên.

Đại dịch đã thay đổi trẻ nhỏ, người lớn phải làm sao? - Ảnh 2.

Trước, trong và sau đại dịch, những đứa trẻ sẽ cần tiếp cận những cách giáo dục khác nhau - Ảnh: LUIS ROBAYO

Chẳng hạn trong trường hợp cha mẹ đang làm việc ở nhà và con làm phiền, thay vì coi đây là điều phiền phức và kêu con đi chỗ khác, cha mẹ nên học để hiểu rằng đó có thể là do con đói bụng, mệt mỏi hay muốn tương tác, khiến mình chú ý. 

Giải pháp trong trường hợp này là phụ huynh cần luôn chuẩn bị những món đồ chơi phù hợp, thiết kế sẵn chu trình chơi với con (gấp laptop dành ra 15 phút để nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, coi đó là cơ hội vận động kết hợp chơi cùng con… thay vì đưa con một thiết bị điện tử). 

Khi đưa thiết bị điện tử cho những đứa trẻ, hệ lụy có thể là góp phần khiến chúng nghiện công nghệ sau này. Mặt khác, sẽ khiến chúng khó chịu, khóc lóc khi bị lấy lại máy. Hoặc sẽ tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái…

Với nhà trường, bà Jeannie cho biết việc nghiên cứu liên tục để đưa ra các giải pháp phù hợp là điều bắt buộc trong xã hội đầy biến động như hiện nay. 

"Chẳng hạn ngay khi đại dịch manh nha xuất hiện, chúng tôi đã theo dõi sát sao tình hình và không ngừng hỗ trợ phụ huynh, đào tạo các kỹ năng mới cho giáo viên, mở các lớp học online… chứ không ỷ lại vào chương trình gốc của giáo sư Makoto Shichida đã có lịch sử hình thành 60 năm tại xứ sở hoa anh đào", bà nói.

Những người trẻ tự dưng khóc, cười kỳ lạ - Kỳ 3: Những đứa trẻ im lìm như chiếc bóng

TTO - Stress, trầm cảm thường có dấu hiệu ban đầu như thế này - thu mình lại, không thích, thậm chí ghét, sợ hãi tiếp xúc người khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar