08/09/2022 17:43 GMT+7

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: Nên bỏ từ 'xã hội hóa y tế'

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng chúng ta không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra chung với bệnh viện mua cái máy, đặt trong bệnh viện sử dụng rồi chia nhau lợi nhuận ở trong bệnh viện công.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu: Nên bỏ từ xã hội hóa y tế - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - Ảnh: PHẠM THẮNG

Nêu ý kiến về dự án Luật khám chữa bệnh (sửa đổi) vào chiều 8-9, đại biểu, PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định - giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) xin góp ý vào một điều khoản về hợp tác công tư trong y tế - được xem là quan trọng nhất và đang vướng nhất.

Ông đề xuất nên bỏ từ "xã hội hóa y tế" bởi tìm kiếm trong lịch sử ngành y Việt Nam và thế giới không thấy có định nghĩa thế nào là xã hội hóa y tế và chưa ai đánh giá từ này mà ta cứ dùng.

"Chúng ta không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra chung với bệnh viện mua cái máy đặt trong bệnh viện sử dụng, rồi chia nhau lợi nhuận ở trong bệnh viện công. Không xã hội hóa bằng cách như vậy và không nên dùng từ xã hội hóa y tế", ông Hiếu nêu.

Theo ông Hiếu, chỉ nên quy định ba hình thức hợp tác công - tư trong y tế. Cụ thể:

Hình thức đầu tiên là cho vay. Trong đó khuyến khích điều này để các bệnh viện có thể đứng tư cách pháp nhân vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức quốc tế cho vay. Sau đó đầu tư bằng nguồn tiền vay đó và bệnh viện có trách nhiệm bảo vệ vốn vay như trách nhiệm của một doanh nghiệp.

Thứ hai là thuê. Hình thức thuê đã có nhưng hiện chưa rõ ràng để các bệnh viện thực hiện.

Ông nói việc thuê có thuê hai chiều. Chiều thứ nhất, bệnh viện công thuê các phương tiện, trang thiết bị của bệnh viện tư, tư nhân như các máy móc đắt tiền, không đủ điều kiện mua. Bệnh viện chịu trách nhiệm thuê để hoạt động hiệu quả.

Chiều thứ hai của thuê là tư nhân thuê của bệnh viện công. Chiều này rất khó nhưng trong dự án luật nên đặt ra hướng để các luật khác sẽ hỗ trợ giúp trở thành hiện thực.

Ông dẫn ví dụ các thương hiệu lớn trên thế giới như Accor có các thương hiệu như Sofitel, Novotel. Họ không trực tiếp xây khách sạn nhưng lấy thương hiệu để vận hành. Đấy chính là cách hiện nay đang rất hiệu quả.

"Y tế công có thương hiệu, hiểu biết, nguồn lực chất xám rất lớn nhưng không đủ khả năng để bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện và kém nhất là vận hành bệnh viện về mặt quản trị.

Chúng ta lấy thế mạnh của y tế công là thương hiệu, niềm tin của người dân, chất xám các bác sĩ, điều dưỡng, nhà khoa học và vận hành do tư nhân thực hiện. Tất nhiên rất khó định giá thương hiệu bệnh viện, tài sản công nhưng cần hướng đi này", ông Hiếu nêu ý kiến.

Thứ ba, theo ông Hiếu đề xuất là hợp tác công tư phi lợi nhuận. Đây là hướng trên thế giới đã triển khai rất lâu, thành công. Chúng ta đã có bệnh viện tư nhân phi lợi nhuận nhưng chưa có bệnh viện nào hợp tác công tư phi lợi nhuận.

"Hợp tác công tư phi lợi nhuận là các nhà hảo tâm, quỹ xây dựng bệnh viện rồi cho bệnh viện công vận hành.

Lợi nhuận nếu có không chia cho nhau mà giữ lại đầu tư để phát triển bệnh viện rộng hơn, nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên bệnh viện và cho các bệnh nhân nghèo, khó khăn.

Đây là mô hình nên khuyến khích và chắc chắn sẽ có rất nhiều tổ chức, cá nhân bỏ tiền ra xây dựng bệnh viện với thương hiệu nhà nước phục vụ người bệnh, để tiếng thơm cho tổ chức, cá nhân", ông Hiếu đề xuất.

Ông dẫn chứng thêm tại Hàn Quốc các bệnh viện lớn, thương hiệu lớn đều do các cá nhân, tổ chức xây dựng, vận hành phi lợi nhuận. Tại châu Âu có những tập đoàn quỹ hằng năm chuyển tiền, lấy thương hiệu của bệnh viện đó chữa bệnh cho người dân.

Dự thảo luật trình hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã quy định, việc thu hút đầu tư tư nhân trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững, hiệu quả, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư, người sử dụng và cộng đồng.

Dự thảo cũng nêu hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm đầu tư theo hình thức đối tác công tư, các hình thức xã hội hóa khác theo quy định của Chính phủ.

Theo dự thảo thì Chính phủ quy định chi tiết điều này.


Cần cơ chế kiểm soát giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở tư nhân

TTO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trong dự thảo Luật khám chữa bệnh sửa đổi cần làm rõ khái niệm giá dịch vụ khám, chữa bệnh và bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về quản lý giá dịch vụ khám, chữa bệnh.

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng

Lãnh đạo Cần Thơ khảo sát nhiều nơi dự kiến sẽ là nơi làm việc, ăn nghỉ của cán bộ, công chức Sóc Trăng, Hậu Giang sau sáp nhập. Ngoài ra, TP còn 500 căn nhà ở xã hội đã sẵn sàng.

Cần Thơ còn 500 nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ Hậu Giang, Sóc Trăng

TP.HCM nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao ở nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường

Bộ Xây dựng đang phối hợp Hà Nội, TP.HCM nghiên cứu tính toán phương án phân luồng, hạn chế các xe có mức độ phát thải cao tại những nơi đang có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường.

TP.HCM nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao ở nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn Phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước Xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khắc phục sự cố điện trên tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội

Khoảng 14h30 ngày 23-5, trên tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội xảy ra sự cố điện dẫn tới ngắt điện từ ga Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy để xử lý.

Khắc phục sự cố điện trên tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Khi làm thị trường tiền số, quan trọng nhất là bảo mật, chống hacker. Nếu có sự cố bị hack mất tiền tỉ, thì tổ chức đó phải lấy vốn ra đền cho nhà đầu tư.

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Đường dây cho vay nặng lãi qua app quy mô ngàn tỉ: Nữ trợ lý có vai trò gì?

Chiều 23-5, TAND TP Đà Nẵng tiếp tục phiên tòa xét xử 35 bị cáo trong đường dây cho vay nặng lãi quy mô ngàn tỉ qua app.

Đường dây cho vay nặng lãi qua app quy mô ngàn tỉ: Nữ trợ lý có vai trò gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar