03/06/2022 11:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại biểu Quốc hội nêu yếu tố quan trọng giúp 'đường về nhà của phạm nhân ngắn lại'

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng nếu không tổ chức tốt việc lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân sẽ rất khó khăn với họ trong tìm kiếm việc làm, dễ rơi vào tâm lý mặc cảm, tự ti và nguy cơ tái phạm rất lớn.

Đại biểu Quốc hội nêu yếu tố quan trọng giúp đường về nhà của phạm nhân ngắn lại - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 3-6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Phát biểu góp ý, đại biểu Nguyễn Thị Thủy, phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (đoàn Bắc Kạn), đã phân tích thêm sự cần thiết ban hành nghị quyết này.

Theo bà Thủy, rất cần thiết phải tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, bởi đây là việc làm không chỉ cần thiết đối với việc cải tạo phạm nhân mà còn rất cần thiết cho việc tái hòa nhập cộng đồng sau này.

Bà dẫn chứng theo thống kê, trong số phạm nhân hiện đang chấp hành án phạt tù có tới 67% mới chỉ học hết cấp 1, cấp 2, cá biệt có 4,7% không biết chữ, 54% trước khi phạm tội không có nghề nghiệp hoặc lao động tự do.

"Do đó nếu không tổ chức tốt việc lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân sẽ rất khó khăn với họ trong tìm kiếm việc làm và dễ rơi vào tâm lý mặc cảm, tự ti và nguy cơ tái phạm sẽ rất lớn", bà Thủy nói.

Nữ đại biểu này cho hay vì lý do bất khả kháng, nhiều trại giam đã không tổ chức tốt việc lao động, dạy nghề cho phạm nhân. 

Bên cạnh đó, thời gian qua phương án thu hút các doanh nghiệp để tạo việc làm cho phạm nhân ngay trong khuôn viên của doanh nghiệp đã được đặt ra nhưng chỉ thực hiện được ở một số trại, còn các trại ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn không thực hiện được.

Cạnh đó, theo bà Thủy, cũng có những ý kiến e ngại là việc tổ chức cho phạm nhân lao động học tập, học nghề ngoài trại giam thì có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn.

"Do đó cần thiết để Bộ Công an triển khai một cách chặt chẽ nếu được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên không vì e ngại mà bỏ đi cơ hội và nhu cầu chính đáng của phạm nhân được cải tạo thông qua lao động", bà chỉ rõ.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói thêm một trong những chính sách rất nhân văn đối với phạm nhân đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2018, đó là chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Theo đó, phạm nhân chỉ cần chấp hành được 1 phần 2 thời hạn tù, có ý thức cải tạo tốt và đáp ứng một số điều kiện khác thì có thể được tha tù sớm để tự cải tạo xã hội.

"Do đó việc hướng nghiệp ở ngoài trại, dưới sự quản lý chặt chẽ của trại giam cũng cần thiết được đặt ra và bước đầu cho phép thí điểm", bà Thủy nêu thêm.

Đại biểu Phạm Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh) cho rằng việc thí điểm thực hiện nghị quyết này đó là kết hợp lao động giáo dục nhằm cảm hóa, giúp đỡ phạm nhân yên tâm cải tạo, cố gắng lao động, học tập để sửa đổi lỗi lầm, trở thành người tái hòa nhập cộng đồng, hạn chế tối đa tình trạng tái phạm tội sau khi chấp hành án.

Theo bà, việc Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành thí điểm mô hình này sẽ tạo hành lang pháp lý, huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác thi hành án hình sự là phù hợp với định hướng cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước. 

Bà Thu đề nghị cân nhắc đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi được ưu tiên lao động hướng nghiệp và học nghề ngoài trại. 

Phát biểu tranh luận về nội dung liên quan trả tiền công cho phạm nhân khi tham gia lao động ngoài trại giam, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho biết trong dự thảo nghị quyết và báo cáo giải trình của Chính phủ cũng nêu rõ về quy định kết quả lao động học nghề phạm nhân ngoài trại giam được sử dụng như đối với kết quả lao động học nghề của phạm nhân trong trại giam.

Tuy nhiên, ông An nói cần thiết thống nhất việc chi trả công lao động cho phạm nhân khi tham gia lao động ngoài trại giam song cần xem xét trả ở mức độ nào.

"Quy định trả một phần như dự thảo nghị quyết đã hợp lý hay chưa và việc chi trả một phần này được hiểu như thế nào cũng cần phải làm rõ", ông An nêu. 

Theo dự thảo nghị quyết, không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam những phạm nhân thuộc 11 nhóm như phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; có từ 2 tiền án trở lên; tái phạm nguy hiểm; đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc...


Đại biểu Quốc hội: Việt Á là ai mà chi phối, ảnh hưởng lớn như vậy?

TTO - Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng cần làm rõ Công ty Việt Á là ai và tại sao lại có quyền lực chi phối, sức ảnh hưởng lớn như vậy. Ông cũng đặt vấn đề còn bao nhiêu Việt Á đã và đang len lỏi sâu trong các ngành khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: phạm nhân cải tạo

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập Ban quản lý chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh và chợ Thái Bình

Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành Hoàng Thị Tố Nga cho biết sắp tới phường Bến Thành (TP.HCM) sẽ sáp nhập 3 ban quản lý chợ gồm chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh và chợ Thái Bình.

Sáp nhập Ban quản lý chợ Bến Thành, chợ Dân Sinh và chợ Thái Bình

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Dãy số trên thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào, nhìn thông tin có thể biết được mức hưởng.

Cách đọc thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế để biết ngay mức hưởng, khu vực sinh sống

Vụ cháy tại cư xá Độc Lập: Nguyên nhân do chập đường điện người dân tự đấu nối

Nguyên nhân bước đầu xác định là do đường dây dẫn điện cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện do chủ căn hộ tự đấu nối bị chạm chập, gây cháy.

Vụ cháy tại cư xá Độc Lập: Nguyên nhân do chập đường điện người dân tự đấu nối

Không gọi nhập ngũ công dân cận thị hơn 1,5 diop, viễn thị

Đó là một trong những nội dung có trong thông tư vừa được Bộ Quốc phòng ban hành liên quan việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Không gọi nhập ngũ công dân cận thị hơn 1,5 diop, viễn thị

6 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo

Tại phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đã quyết định bổ sung 4 vụ án, 2 vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo.

6 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo

Chủ 278 xe điện ở Cửa Lò lo lắng vì phải dừng hoạt động

Do chưa có tuyến đường nào cắm biển tốc độ tối đa 30km/h nên chủ 278 xe điện ở phường Cửa Lò, Nghệ An đang lo lắng trước nguy cơ phải dừng hoạt động.

Chủ 278 xe điện ở Cửa Lò lo lắng vì phải dừng hoạt động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar