21/05/2024 11:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại biểu Quốc hội đề xuất 'luật hóa' thu phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị cân nhắc thu phí giao thông nội đô, áp dụng với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong khung thời gian nhất định.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 21-5, thảo luận dự Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) đã nêu ý kiến về một số quy định liên quan.

Thu phí giao thông nội đô góp phần giảm ùn tắc

Trong đó, bà Thủy đề nghị cân nhắc phí giao thông nội đô, áp dụng với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị trong những khung thời gian nhất định.

Lý giải đề xuất này, bà Thủy nói sẽ hạn chế sự phát triển quá mức của xe cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông tại các đô thị.

Mặt khác bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước để tăng cường hỗ trợ phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông đường bộ, hệ thống giao thông công cộng trong các đô thị.

Bà Thủy nói hiện tại cả 5 thành phố trực thuộc trung ương đều đã được phép quy định các loại phí chưa được quy định trong luật.

Bà dẫn việc Hà Nội, TP.HCM đã tiến hành xây dựng các đề án về phí nội đô hay phí kẹt xe. Song, do cơ sở pháp lý chưa rõ ràng, ổn định nên việc triển khai áp dụng còn khá dè dặt.

Nếu Luật Đường bộ và Luật Phí, lệ phí có quy định chính thức loại phí này, đồng thời giao HĐND cấp tỉnh quy định về phạm vi, địa bàn, đối tượng, mức áp dụng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho việc triển khai tại các địa phương.

Từ đó, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc tại các thành phố lớn.

Chi phí phát triển giao thông đô thị ngày càng đắt đỏ

Theo bà Thủy, dự luật quy định về tỉ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị so với đất xây dựng đô thị.

Theo đó, đô thị loại đặc biệt từ 18% - 26%; đô thị loại I từ 16% - 24%; đô thị loại II từ 15% - 22%; đô thị loại III từ 13% - 19%; đô thị loại IV từ 12% - 17%; đô thị loại V từ 11% - 16%...

Bà Thủy cho hay việc quy định như dự luật quá chi tiết, có một số nội dung chưa phù hợp với thực tế của nhiều địa phương hiện nay và có các nội dung không phù hợp với phát triển đô thị trong tương lai...

Bà nhắc lại nhiều văn bản liên quan và thực tế ở Hà Nội hay TP.HCM hiện nay, tỉ lệ đất dành cho kết cấu giao thông mới đạt 13 - 15%.

"Như vậy quy định cứng tỉ lệ đất dành cho giao thông như dự kiến ở dự thảo luật, áp dụng ngay cho các đô thị bao gồm cả đô thị hiện hữu, hình thành mới mà không kèm theo các chế tài, biện pháp bảo đảm thực hiện sẽ không khả thi trong điều kiện hiện nay", bà Thủy nói.

Mặt khác, theo bà Thủy, trong điều kiện "đất đô thị ngày càng có giá, chi phí phát triển giao thông đô thị ngày càng đắt đỏ", như Hà Nội đang dự kiến mở rộng đoạn đường Láng từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy với tính toán ban đầu là 5.500 tỉ đồng/km.

Chưa kể các khó khăn trong thu hồi đất, lập dự án phát triển đường giao thông hiện nay, các đô thị không thể phát triển theo hướng xây mới, mở rộng đường trong nội đô, nội thị, mà cần chú trọng hơn các giải pháp về tổ chức giao thông hiệu quả, hạn chế xe cá nhân, phát triển giao thông đa tầng, giao thông công cộng khối lượng lớn.

Do đó, trong dự luật không nên quy định quá chi tiết về tỉ lệ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ cho từng loại đô thị.

Bà đề xuất chỉ cần ghi là phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan của đô thị tương ứng để đảm bảo tính ổn định, lâu dài của luật.

Trường hợp giữ các quy định về tỉ lệ này, cần rà soát kỹ quy định để đảm bảo thống nhất tiêu chuẩn phân loại đô thị...

Còn đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) bày tỏ thống nhất với quy định đặt tên, đổi tên và số hiệu đường bộ trong dự luật.

Nhưng với đường cao tốc, ông đề nghị cần quy định cách đặt tên đường cao tốc sao cho khoa học để người tham gia giao thông thuận tiện cho việc đi lại.

Bên cạnh đó, đường cao tốc ở địa phương nối và đường cao tốc chính cần thêm các ký tự "a, b, c, d…", và biển chỉ dẫn trên đường cao tốc cần quy định rõ ràng.

Cũng theo ông Cảnh, đường tốc độ cao khác với đường cao tốc vì có thể không có dải phân cách, không có đường lánh nạn, tổ chức giao thông giống quốc lộ. Đường tốc độ cao khác với quốc lộ là không có dân cư hai bên.

Do đó, ông đề nghị xem xét bổ sung thêm "đường tốc độ cao" để bao quát hết các loại đường và tổ chức giao thông phù hợp với đường cao tốc, đường tốc độ cao, quốc lộ.

Đại biểu đề xuất điểm thắng cảnh là trạm dừng nghỉ, Thường vụ Quốc hội nói không hợp lý

Điểm thắng cảnh không thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ, không trực tiếp phục vụ hoạt động giao thông đường bộ, nên quy định thành trạm dừng nghỉ là không hợp lý.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar