19/05/2021 13:51 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại biểu Quốc hội cần quan tâm các vấn đề của ngành giáo dục

NGỌC HÀ ghi
NGỌC HÀ ghi

TTO - Tình trạng bạo lực học đường, thầy đánh trò, học sinh đánh nhau, sính bằng cấp dẫn đến nạn bằng cấp giả tràn lan đang làm cho bức tranh giáo dục của nước nhà xấu đi, làm đau lòng những người làm giáo dục chân chính.

Ngày 23-5 tới đây, cả nước sẽ đi bầu đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026. Mỗi lá phiếu là một nguyện vọng của cử tri gửi gắm cho các đại biểu mình tín nhiệm. Riêng tôi mong những người đại diện nhân dân quan tâm hơn nữa đến các vấn đề của ngành giáo dục

Những năm qua, Nhà nước luôn quan tâm và có những đầu tư thích đáng nên hoạt động giáo dục có nhiều thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều tồn tại gây bức xúc trong xã hội.

Bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng, đang trở thành điểm nóng được nhiều phụ huynh quan tâm và là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh, mà còn có bạo lực giữa giáo viên với học sinh và cả học sinh với giáo viên.

Mới đây, vụ việc thầy giáo tát, đá học sinh tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) lại thêm một lần nữa làm nóng vấn đề về nạn bạo lực học đường nói chung và bạo lực của giáo viên đối với học sinh nói riêng.

Trước đó, chuyện một nam sinh xông lên bục giảng tát cô giáo ở một trường học thuộc quận Ba Đình (Hà Nội) gây xôn xao dư luận.

Đấy chỉ là 2 trong số nhiều vụ bạo hành giữa thầy cô giáo với học sinh và học sinh với thầy cô giáo, chưa kể các vụ bạo hành của phụ huynh với thầy cô giáo, còn tình trạng bạo hành giữa học sinh với nhau thì như "cơm bữa".

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau (khoảng 5 vụ/ngày), trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau, hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau...

Tình trạng bạo lực học đường có thể xem là hệ quả tất yếu của một số vấn đề như chương trình học quá nặng gây áp lực, ức chế cho người dạy lẫn người học; bệnh thành tích trong học đường ngày càng trầm trọng khiến không ít các thầy cô phải sử dụng cả đến những biện pháp phản sư phạm để buộc học sinh đạt được những chỉ tiêu nhà trường giao. Bên cạnh đó, nhiều trường xem trọng việc dạy chữ mà ít quan tâm đến các môn kỹ năng và đạo đức.

Lạm phát bằng cấp

Hiện nay, có đủ các loại bằng giả được rao bán, chào mời công khai. Bên cạnh đó, việc học giả bằng thật cũng gây bức xúc dư luận không kém.

Nhiều người cho rằng nguyên nhân do xã hội quá coi trọng bằng cấp, khi các cơ quan nhà nước tiếp nhận, đề bạt, sắp xếp lương bổng, thu nhập của cán bộ, nhân viên đều dựa trên bằng cấp mà ít quan tâm đến năng lực thực sự…

Bên cạnh đó, việc cấp phép đào tạo tràn lan dẫn đến các trường bằng mọi cách để cạnh tranh thu hút học viên, kể cả việc dễ dãi trong tuyển sinh, giảm tiêu chuẩn đầu ra…

Vẫn còn nhiều vấn đề khác của ngành giáo dục cần đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội như: đời sống của giáo viên, chương trình học còn nặng tính "hàn lâm", học thuật, chất lượng đào tạo chưa cao…

Những tồn tại, hạn chế kể trên của ngành giáo dục không mới, nhưng kéo dài trong nhiều năm qua và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

Chúng tôi mong rằng các đại biểu Quốc hội cùng trăn trở, băn khoăn để bàn bạc và xây dựng những quyết sách phù hợp để giáo dục thực sự là quốc sách, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

(cử tri Phạm Xuân Vinh, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM)

Cử tri mong muốn đại biểu Quốc hội quan tâm đến chính sách cho cán bộ

TTO - Ngày 13-5, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị bầu cử số 3 TP.HCM đã tham gia hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại quận 8 và quận 11, TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Nga, lên đường thăm Belarus

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắp nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Chiếc xe tải bất ngờ tông vào nhà dân ở thôn Tân Thành (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến bé gái 1 tuổi qua đời, chị của bé bị thương.

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra liên quan đến sai phạm đất đai hoàn thành chậm nhất trong tháng 6-2025.

Cần Thơ triển khai nội dung kết luận Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Chiều 11-5, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương đã tìm thấy ông Võ Văn P. (36 tuổi, quê Long An), tài xế lái máy múc bị nước cuốn trôi sau cơn mưa lớn.

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar