20/05/2025 13:34 GMT+7

Đại biểu: Người từ 16 tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp, mở quán trà sữa tại sao không?

Sáng 20-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.

doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đại biểu Phan Đức Hiếu - Ảnh: Quochoi.vn

Theo quy định cá nhân được góp vốn thành lập doanh nghiệp là từ 18 tuổi trở lên, nhưng Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) đề nghị hạ mức xuống 16 tuổi được tham gia góp vốn, thành lập doanh nghiệp

Giảm độ tuổi góp vốn thành lập doanh nghiệp

Lý do là trong hệ thống luật pháp hiện nay, quy định trẻ em từ dưới 16 tuổi, 16 tuổi trở lên không còn là trẻ em. Về quy định độ tuổi lao động là từ 15 tuổi trở lên có quyền lao động. Về năng lực hành vi dân sự, người chưa đủ 18 tuổi chưa có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 

Tuy nhiên cũng có quy định người từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự xác lập được hành vi, giao dịch dân sự, trừ quyền sử dụng đất, bất động sản. Vì vậy, ông Hiếu cho rằng người từ 15 tuổi trở lên nếu có tiền, hoàn toàn có thể có quyền tự thực hiện hành vi dân sự, có quyền góp vốn và tham gia doanh nghiệp.

“Ví dụ như một học sinh cấp hai có định hướng nghề nghiệp, học trường cao đẳng nghề, mở một cửa hàng bán trà sữa, tại sao không cho họ có quyền này? Vì vậy tôi đề nghị người tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp là với người từ đủ 16 tuổi trở lên được tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp” - ông Hiếu nói.

Tuy nhiên đề xuất mở rộng góp vốn lập doanh nghiệp với người 16 tuổi trên được ông Đồng Ngọc Ba - ủy viên Ủy ban Pháp luật và Tư pháp - bày tỏ quan điểm "cần rất cân nhắc". Bởi hơn chục năm qua đã quy định rõ các quyền lập, điều hành doanh nghiệp.

Quyền thành lập, quản trị doanh nghiệp theo ông, cần đòi hỏi năng lực quản trị. Thực tế, điều 17 khoản 2 đã phân biệt rõ quyền thành lập, quản lý được phân tách rõ.

“Chúng ta không cấm, từ lâu đã thừa nhận quyền góp vốn của người chưa thành viên. Nhìn chung cá nhân nào có tài sản đều có quyền góp vốn lập doanh nghiệp. Chỉ cấm một số nhóm nhất định theo quy định như cán bộ công chức, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân… tránh xung đột lợi ích” - ông Ba nói.

Điều này theo đại biểu, người được góp vốn rất rộng, chứ không phải chỉ những người 16 tuổi trở lên để huy động nguồn lực xã hội. 

Nhắc lại quan điểm của đại biểu Hiếu về “quyền tham gia góp vốn thành lập, người từ 16 - 18 tuổi có thể tham gia thành lập doanh nghiệp”, ông Ba cho rằng người thành lập doanh nghiệp là sáng lập viên. 

Song nếu các sáng lập viên chưa thành niên thì việc quản lý, điều hành sẽ khó khăn, tác động lớn đến xã hội. Vì vậy phải đánh giá kỹ lưỡng, khi một doanh nghiệp tham gia vào nhiều quan hệ kinh tế mà sáng lập doanh nghiệp chưa thành niên thì cần cân nhắc.

doanh nghiệp - Ảnh 2.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển - Ảnh: Quochoi.vn

Bắt buộc giảm vốn điều lệ khi mua cổ phần từ cổ đông là thủ tục hình thức

Về quy định bắt buộc công ty cổ phần giảm vốn điều lệ khi mua lại cổ phần từ cổ đông, đại biểu Đỗ Đức Hiển (đoàn TP.HCM) cho rằng đang bộc lộ bất cập. Cũng bởi việc mua lại cổ phần để sử dụng cho mục đích giảm vốn điều lệ chỉ là một trong số các trường hợp doanh nghiệp mua lại cổ phần từ cổ đông. 

Việc buộc giảm vốn điều lệ sau mua lại cổ phần khiến công ty không thể duy trì cổ phiếu quỹ, trong khi đây là công cụ cần thiết trong hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp, thường được sử dụng để thưởng cho nhân viên hoặc cải thiện một số chỉ tiêu tài chính như tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và tỉ suất thu nhập trên cổ phần.

Mặt khác, việc mua lại cổ phẩn cũng là một trong các giải pháp tài chính quan trọng của công ty cổ phần, nhất là trong trường hợp giá trị cổ phiếu của công ty bị sụt giảm trên thị trường giao dịch so với giá trị thực tế do tác động của một số yếu tố bất thường. 

Đại biểu Hiển dẫn chứng vừa qua đợt lao dốc của thị trường chứng khoán trước tác động của việc Mỹ áp dụng chính sách thuế quan mới, nhiều công ty muốn mua lại cổ phiếu của chính mình nhằm bảo toàn giá trị tài sản và có thể bán ra khi thị trường đi vào ổn định nhưng không thể thực hiện được. 

Trong khi việc quy định phải đăng ký giảm vốn điều lệ là thủ tục rất hình thức, không cần thiết và cách quy định này không còn phù hợp với chủ trương đổi mới tư duy xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật. 

Vì vậy cần giảm thiểu sự can thiệp và xóa bỏ các rào cản hành chính, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.

Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh gấp 3 lần thành lập mới, vì sao?

Trong tháng 1-2024, cả nước có 13.500 doanh nghiệp thành lập mới, trong khi có tới 43.900 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn và khoảng 2.100 doanh nghiệp giải thể.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một công ty may giảm 1.300 nhân sự, nay phát hành cổ phiếu để… trả lương

Công ty cổ phần May Thanh Trì từng có gần 1.500 lao động (năm 2002), nhưng cuối 2024 chỉ còn 147 người. Việc giảm nhân sự diễn ra nhiều năm trở lại đây...

Một công ty may giảm 1.300 nhân sự, nay phát hành cổ phiếu để… trả lương

Thủ tướng: 'Tại sao cùng chính sách, có nơi làm tốt, nơi làm không tốt?'

Sáng 20-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng: 'Tại sao cùng chính sách, có nơi làm tốt, nơi làm không tốt?'

Vì sao con trai ông Trump và lãnh đạo Tập đoàn Trump đến Việt Nam?

Con trai và con dâu của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng lãnh đạo của Tập đoàn Trump Organization sẽ đến Việt Nam và có chuyến thăm TP.HCM.

Vì sao con trai ông Trump và lãnh đạo Tập đoàn Trump đến Việt Nam?

Từng được tỉ phú Musk khẳng định là 'tài sản tăng giá', xe Tesla giờ rớt giá không phanh

Hãng xe điện Tesla lần đầu tiên chấp nhận thu mua lại dòng Cybertruck đã qua sử dụng, nhưng mức giá chỉ còn 65.000 USD cho chiếc bán tải trị giá 100.000 USD sau một năm sử dụng khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Từng được tỉ phú Musk khẳng định là 'tài sản tăng giá', xe Tesla giờ rớt giá không phanh

Lê Thành Công, nhân vật kín tiếng cùng hoa hậu Thùy Tiên tham gia nhiều công ty, là ai?

Lê Thành Công là cổ đông sáng lập, nắm giữ số vốn góp lớn thứ hai tại Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Nhân vật này cũng từng hợp tác với hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trong một doanh nghiệp khác bán nước hoa có trụ sở tại Hà Nội.

Lê Thành Công, nhân vật kín tiếng cùng hoa hậu Thùy Tiên tham gia nhiều công ty, là ai?

Trung tâm thương mại hai lần lỡ hẹn khai trương vì khách thuê mặt bằng quá ít

Bỏ hàng chục tỉ đồng nâng cấp trung tâm thương mại Mỹ Tho những tưởng sẽ thu hút được tiểu thương vào buôn bán, nhưng đến nay trung tâm thương mại này vẫn chưa thể khai trương vì tỉ lệ đăng ký quầy sạp còn quá thấp.

Trung tâm thương mại hai lần lỡ hẹn khai trương vì khách thuê mặt bằng quá ít
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar