26/10/2023 18:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại biểu liên tục giành quyền tranh luận có nên giao tổng liên đoàn làm nhà ở công nhân

Nhiều đại biểu Quốc hội liên tục dùng quyền tranh luận để nêu quan điểm về việc có hay không giao cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam làm nhà ở cho công nhân.

Nhiều đại biểu có ý kiến tranh luận về việc giao Tổng liên đoàn Lao động làm nhà ở xã hội cho công nhân - Ảnh: Quochoi.vn

Nhiều đại biểu có ý kiến tranh luận về việc giao Tổng liên đoàn Lao động làm nhà ở xã hội cho công nhân - Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 26-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đưa ra hai phương án: cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê, vừa bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội.

Phương án 2 là chưa quy định cho cơ quan này làm chủ đầu tư dự án trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong luật.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số ý kiến tán thành với phương án 1.

Cần làm mô hình mẫu để triển khai

Không đồng tình các ý kiến tán thành, đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) cho rằng công đoàn là đại diện tiếng nói cho người lao động, nhưng cũng là chủ đầu tư dự án nhà ở.
Vậy trong trường hợp nhà ở có vấn đề, ai sẽ là người đại diện cho người lao động? Vì vậy, ông Cường đề nghị Tổng liên đoàn Lao động chỉ làm dự án nhà ở xã hội mẫu trong việc triển khai các dự án.

Cũng dùng quyền tranh luận, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng Tổng liên đoàn Lao động đầu tư nhà ở xã hội là vấn đề mới. Trong khi đó, Chính phủ chưa đánh giá kỹ việc thực hiện các quy định. Vì thế, cần có đánh giá tổng thể kỹ lưỡng để xem vấn đề này đã “chín”, đã rõ, đã được thực tiễn kiểm nghiệm mới triển khai thực hiện.

Ông Tám cũng lo ngại việc giao cho tổng liên đoàn sẽ không tách biệt giữa chức năng của cơ quan nhà nước, chức năng của tổ chức chính trị xã hội và chức năng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy đại biểu đề nghị cần cân nhắc kỹ, chưa đưa nội dung này vào trong luật, tổng kết thực tiễn để luật hóa những nội dung đã chín, đã rõ.

Không đồng tình, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) cũng dùng quyền tranh luận và cho rằng việc giao cho Tổng liên đoàn Lao động xây dựng nhà ở xã hội là đáp ứng đều cả ba căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn.

Theo đó, cơ quan công đoàn được giao nhiệm vụ huy động, bố trí nguồn lực tài chính để chăm lo bức xúc của người lao động, nhất là nhà ở. Tổ chức công đoàn cũng đã thực hiện vấn đề này, đứng trước sức ép lớn để thực hiện các yêu cầu khắt khe về lao động trong hợp tác quốc tế...

Nên lấy phiếu biểu quyết hai phương án

Với các ý kiến còn băn khoăn, đại biểu Nghĩa cho hay công đoàn sẽ thành lập pháp nhân phi lợi nhuận. Hoạt động chỉ giới hạn là cho thuê và không phát sinh lợi nhuận, không nằm trong khái niệm kinh doanh nên không mâu thuẫn quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thì đánh giá cả hai phương án trên đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Vì vậy ông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy phiếu về hai phương án trên cơ sở lựa chọn ý kiến đa số.

Dù phương án 1 - giao cho tổng liên đoàn là hợp lý song ông Hòa băn khoăn nguồn vốn mà cơ quan này có được chỉ trên 30.000 tỉ đồng, sẽ không đủ xây dựng nhà ở cho công nhân, nên cần phải sử dụng ngân sách nhà nước.

“Quy định lại không cho phép sử dụng vốn ngân sách, chỉ sử dụng vốn hiện có. Với nhu cầu sử dụng nhà ở của công nhân hiện nay như vậy thì cần bỏ ngân sách, giao cho doanh nghiệp và UBND cấp tỉnh làm chủ đầu tư để mở rộng hơn” - ông Hòa nói.

Đại diện cơ quan thẩm tra, ông Hoàng Thanh Tùng - chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - nêu rõ tinh thần chung là ủng hộ tổng liên đoàn chăm lo quyền lợi của người lao động, đặc biệt là về nhà ở. Do đó, cơ quan thẩm tra sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện hơn dự thảo luật.

Mua nhà ở xã hội phải có bản sao công chứng sổ đỏ... nhà trọ

Muốn mua nhà ở xã hội phải nộp thêm bản sao công chứng sổ đỏ của ngôi nhà... đang thuê trọ, phải thu thập căn cước công dân của tất cả các thành viên trong gia đình, xác nhận điều kiện thu nhập, thực trạng nhà ở.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự án ‘đứng hình’ 6 năm: Chủ tịch UBND TP.HCM giao hạn chót gỡ vướng

Liên quan đến dự án ‘đứng hình’ suốt 6 năm mà Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, đích thân Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chủ trì cuộc họp gỡ vướng và giao thời hạn để giải quyết các thủ tục ngay trong tháng 7 này.

Dự án ‘đứng hình’ 6 năm: Chủ tịch UBND TP.HCM giao hạn chót gỡ vướng

Batdongsan.com.vn được vinh danh Top 1 thương hiệu công nghệ bất động sản

Batdongsan.com.vn vừa được vinh danh là Top 1 'Thương hiệu Công nghệ bất động sản', khẳng định vị thế sau gần hai thập kỷ đồng hành cùng thị trường.

Batdongsan.com.vn được vinh danh Top 1 thương hiệu công nghệ bất động sản

Pháp lý vững chắc, tài sản vững bền tại Sei Harmony

Trong bối cảnh thị trường đang tìm kiếm sự an toàn và minh bạch, Sei Harmony nổi lên như một điểm sáng với lợi thế pháp lý hoàn chỉnh.

Pháp lý vững chắc, tài sản vững bền tại Sei Harmony

Thủ tướng yêu cầu phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, kiểm soát tài sản thu nhập

Triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành bảo đảm 'đúng, đủ, sạch, sống, thống nhất, dùng chung', phát triển 11 cơ sở dữ liệu.

Thủ tướng yêu cầu phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, kiểm soát tài sản thu nhập

Ecopark ra mắt 'Đảo châu Âu', biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An

Phân khu Đảo châu Âu tại Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: mật độ xây dựng 14%, mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước, 100% các căn biệt thự khép kín.

Ecopark ra mắt 'Đảo châu Âu', biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An

Chuyển sang sống nhà thuyền vì không mua nổi nhà: 'Ngập lụt cũng không phải lo nữa'

Giá nhà đất leo thang tại các thành phố lớn của Ấn Độ khiến nhiều người lo lắng. Một người dùng Reddit đã đặt câu hỏi liệu việc sống trên nhà thuyền có phải là một giải pháp hợp pháp hay không, khơi mào cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.

Chuyển sang sống nhà thuyền vì không mua nổi nhà: 'Ngập lụt cũng không phải lo nữa'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar