07/07/2022 10:40 GMT+7

Đại biểu hỏi dự án tiêu thoát nước ở Hà Nội chậm 10 năm, giám đốc sở nói 'chỉ chậm 6 tháng'

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng việc ngập úng ở phía tây Hà Nội do một phần trạm bơm tiêu Yên Nghĩa xây dựng chậm tiến độ nhưng không phải là nguyên nhân chính, cơ bản, bởi còn 3 trạm bơm khác chưa được xây dựng.

Đại biểu hỏi dự án tiêu thoát nước ở Hà Nội chậm 10 năm, giám đốc sở nói chỉ chậm 6 tháng - Ảnh 1.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ - Ảnh: P.H.

Sáng 7-7, HĐND TP Hà Nội tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn với nội dung tái chất vấn về việc thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn.

Đại biểu Trần Hợp Dũng (Thanh Trì) đặt câu hỏi về dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa đã chậm 10 năm qua có ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước ở phía tây Hà Nội không, đề nghị cho biết rõ vướng mắc, nguyên nhân việc chậm của dự án và giải pháp.

Trả lời câu hỏi này, giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được phê duyệt vào năm 2013 và năm 2019 điều chỉnh với thời gian thực hiện đến hết năm 2021.

"Đến ngày hôm nay, dự án chậm tiến độ 6 tháng so với phê duyệt của TP chứ không phải 10 năm", ông Mỹ nói và nêu dự án có tổng công suất 120m3/s, giúp tiêu úng cho 6.300ha đất.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng việc ngập úng ở phía tây Hà Nội do một phần trạm bơm tiêu Yên Nghĩa xây dựng chậm tiến độ nhưng không phải là nguyên nhân chính, cơ bản, bởi còn 3 trạm bơm lớn giúp tiêu úng cho 12.000ha đất chưa được xây dựng là Liên Mạc, Đào Nguyên, Yên Thái.

Quá trình trả lời, ông Mỹ nhắc lại việc thi công, công suất trạm bơm nên chủ tọa đã nhắc nhở và cho hay, dự án đã chậm nên cần làm rõ vướng mắc ở đâu, nguyên nhân, giải pháp.

Trả lời tiếp, ông Mỹ nêu rõ việc chậm dự án là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Trong đó, tổng diện tích giải phóng mặt bằng tại quận Hà Đông là 370.000m2 nhưng hiện còn 145.000m2 của 593 hộ thuộc phần hạ tầng kỹ thuật chưa bàn giao do xác định nguồn gốc đất gặp khó khăn.

Dự án tạm dừng thi công từ cuối năm 2019 đến nay, ảnh hưởng đến tiêu thoát nước của hệ thống.

Về giải pháp, ông Mỹ nói sở tiếp tục phối hợp chặt với quận Hà Đông trong giải phóng mặt bằng nhưng vẫn gặp khó khăn. Lãnh đạo UBND TP, các sở ngành cũng đã làm việc với quận Hà Đông tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Được chủ tọa mời trả lời, chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cho hay dự án còn 10,24ha đất liên quan đến 487 tổ chức, hộ gia đình chưa giải phóng mặt bằng xong.

Việc chậm giải phóng mặt bằng, theo bà Hà, trách nhiệm chủ yếu thuộc quận và quận đã có kế hoạch xác định đến quý 3-2022 giải phóng xong tối thiểu xong 85% diện tích để giao Sở NN&PTNT. Hết năm 2022 nếu các hộ không đồng tình quận sẽ có kế hoạch thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Đại biểu hỏi dự án tiêu thoát nước ở Hà Nội chậm 10 năm, giám đốc sở nói chỉ chậm 6 tháng - Ảnh 2.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền - Ảnh: P.H.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền sau đó thông tin hiện dự án đang vướng giải phóng mặt bằng ở 5,7km kênh La Khê để dẫn nước vào trạm bơm, trong đó phía huyện Hoài Đức đã giải phóng xong, còn lại ở quận Hà Đông.

Ông Quyền khẳng định nguyên nhân khiến dự án chậm, trách nhiệm thuộc về Sở NN&PTNT là chủ đầu tư, sau đó có một phần huyện Hoài Đức và đặc biệt là quận Hà Đông.

Việc chậm, theo ông Quyền, là do qua nhiều thời gian quản lý lỏng lẻo nên gặp khó khăn trong xác định nguồn gốc đất. Thành phố đã chỉ đạo cụ thể với từng việc, đến nay công việc đã có chuyển biến. UBND TP yêu cầu chậm nhất trong năm 2022 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng theo đúng kế hoạch.

Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, Sở TN-MT cử nhóm công tác giúp quận Hà Đông xác định nguồn gốc đất để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng. Khi có mặt bằng sạch, chủ đầu tư triển khai thi công và sau 6 tháng nhận mặt bằng, có nghĩa đầu năm 2023 sẽ xong dự án.

Ông Quyền cho rằng việc triển khai chậm dự án đã có ảnh hưởng một phần đến công tác tiêu thoát úng ở khu vực phía tây TP.

Liên quan một số trận mưa lớn vừa qua, TP đã chỉ đạo Sở NN&PTNT cùng các nhà thầu tập trung khơi thông toàn bộ kênh La Khê để đảm bảo đưa nguồn nước vào hệ thống trạm bơm vận hành, thực hiện tiêu thoát nước cho nội thành.

Từ chiều tối 5-7, Hà Nội mưa như trút nước, có nơi 250mm, đường ngập, cây đổ, xe kẹt...

TTO - Từ chiều tối 5-7, khu vực nội thành Hà Nội đã có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy chìm trong biển nước. Đến 22h vẫn mưa nặng hạt...

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: Không dừng tham quan với các cơ quan, đơn vị không sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định không tạm dừng khảo sát, tham quan, học tập kinh nghiệm đối với các cơ quan, đơn vị không chịu tác động bởi việc sắp xếp bộ máy.

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: Không dừng tham quan với các cơ quan, đơn vị không sắp xếp bộ máy

Những gì tồn đọng phải giải quyết cho hết trước khi sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng mới

Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu xử lý các dự án tồn đọng trước khi sáp nhập ba tỉnh thành tỉnh Lâm Đồng mới.

Những gì tồn đọng phải giải quyết cho hết trước khi sáp nhập thành tỉnh Lâm Đồng mới

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar