02/06/2017 16:50 GMT+7

Đại bát hầu và hình tượng Tôn Ngộ Không 'hâm' nhất lịch sử

THỤC NGHI - Theo Sina
THỤC NGHI - Theo Sina

TTO - Tây du ký đã trở thành đề tài khai thác bất tận của các nhà làm phim. Mới đây, truyền hình Trung Quốc tiếp tục 'xào nấu' Tây du ký với bộ phim Đại bát hầu, do Lâm Phong đóng vai Tôn Ngộ Không.

Khoác lên người bộ lông khỉ nặng gần 10kg, 3 lớp, Lâm Phong phải liên tục dùng quạt điện mini để giải nhiệt với cái nóng 30 độ - Ảnh: Sina

Trong phim này, Tôn Ngộ Không còn có một tên gọi khác là Hầu Tử, không đơn giản là một hỗn thế ma vương hoặc một vị Phật nghiêm nghị, mà là một nhân vật sinh động có những cảm xúc hỷ nộ ái ố.

Trong quá trình đấu tranh với định mệnh, Tôn Ngộ Không là phản ánh sự trưởng thành của một người đàn ông, đó là một vai diễn hết sức lôi cuốn.

Diễn viên Lâm Phong

Chuyện bắt nguồn từ thân thế không rõ nguồn gốc của Tôn Ngộ Không và kết cục mở của câu chuyện Tây du ký, đã tạo điều kiện cho các nhà biên kịch phát huy trí tưởng tượng, thêm bớt cho số phận nhân vật Tôn Ngộ Không nhiều tình tiết khoa trương.

Bộ phim Đại bát hầu do Huỳnh Tuấn Văn và Lam Chí Vỹ đồng đạo diễn, Lâm Phong, Tưởng Mộng Tiệp, Akanishi Jin (Nhật Bản), Ngô Khắc Quần, Dương Cẩn Hoa, Trình Nghiên Thu, Vương Tư Doãn… đóng.

Kịch bản phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Giáp Ngư Bất Thị Quy, câu chuyện lấy bối cảnh thời hồng hoang khi tiên giới và yêu giới đối địch nhau.

Một thanh niên ở thời hiện đại (Lâm Phong đóng) tình cờ xuyên không gian trở thành Tân Hầu vương ở Hoa Quả sơn, anh không cam lòng với số phận định sẵn trong Tây du ký, quyết thay đổi số phận tương lai.

Trong quá trình thay đổi tương lai có vô vàn nguy hiểm, may mắn có Kim Ti Tước (Tưởng Y Y đóng) liều mình cứu giúp, vì thế Tôn Ngộ Không hứa giúp Kim Ti Tước phục sinh.

Trên đường Tôn Ngộ Không bái sư tu hành, anh nảy sinh tình cảm với Phong Linh (Trình Nghiên Thu đóng) do Kim Ti Tước chuyển kiếp, đó là một cô gái hiền lành, trong sáng và Dương Thiền (Tưởng Mộng Tiệp đóng) - một cô gái có tính cách cao ngạo.

Ngoài ra, Tôn Ngộ Không còn bị cuốn vào cuộc chiến giữa yêu giới và thiên đình, trận chiến bất phân thắng bại với thiên đình, đã khiến anh trở thành Tề Thiên Đại Thánh vô địch thiên hạ…

Kỹ xảo của bộ phim Đại bát hầu do Công ty Digital Domain phụ trách, được sáng lập bởi đạo diễn lừng danh James Cameron, công ty từng phụ trách kỹ xảo cho hơn 230 bộ phim Hollywood, bao gồm các bộ phim bom tấn như Transformer, Fast & Furious 7, The Avengers…

Nhân vật Tôn Ngộ Không do Lâm Phong thủ diễn có tổng cộng 11 tạo hình, được xem là phiên bản Tôn Ngộ Không có nhiều tạo hình nhất trên màn ảnh.

Với các tạo hình khỉ, mỗi ngày Lâm Phong phải mất 4 tiếng đồng hồ ngồi hóa trang, cộng thêm bộ lông khỉ nặng gần 10kg và bộ trang phục 3 lớp, khiến Lâm Phong phải liên tục dùng quạt điện mini để giải nhiệt với cái nóng 30 độ.

Khi sáng tác tác phẩm Tây du ký, có lẽ nhà văn Ngô Thừa Ân không ngờ rằng, nhân vật Tôn Ngộ Không của ông lại có ngày nổi tiếng khắp thế giới.

Trong bộ phim Đại bát hầu, hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không chẳng những bị bóp méo mà theo nhận xét của cư dân mạng thì đây là phiên bản Tôn Ngộ Không “hâm” nhất trên màn ảnh nhỏ.

Hiện nay, Đại bát hầu đang chạy nước rút để kịp đóng máy vào cuối tháng 6, dự kiến ra mắt khán giả vào đầu năm 2018.

Bối cảnh trong phim Đại bát hầu đều là cảnh thật, chẳng hạn như Nam Thiên Môn được dựng trên núi, cánh cửa cao nhất lên đến 18 mét, còn có hệ thống tự động đóng mở, tốn thời gian 2 tháng mới hoàn thành.

Chiếc chiến thuyền bảo vệ Nam Thiên Môn được dựng trên khoảnh đất trống 6000 mét vuông trong thời gian 30 ngày.

Bối cảnh Thủy Liêm động sử dụng studio ngoài trời có diện tích 5000 mét vuông, phải huy động khoảng 150 người làm việc trong 50 ngày.

Bối cảnh Hoa Quả Sơn chiếm diện tích 1700 mét vuông, là thành quả lao động của khoảng 100 người trong vòng 41 ngày.

Mỗi ngày Lâm Phong phải mất 4 tiếng đồng hồ ngồi hóa trang tạo hình khỉ - Ảnh: Sina
Mỗi ngày Lâm Phong phải mất 4 tiếng đồng hồ ngồi hóa trang tạo hình khỉ - Ảnh: Sina
Akanishi Jin (vai Dương Tiễn) - Ảnh: Baidu
Tưởng Mộng Tiệp (vai Dương Thiền) - Ảnh: Baidu
Trình Nghiên Thu (vai Linh Phong) - Ảnh: Baidu
Ngô Khắc Quần (vai Thiên Bồng Nguyên Soái) - Ảnh: Baidu
Lâm Phong (vai Tôn Ngộ Không) - Ảnh: Baidu
THỤC NGHI - Theo Sina

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar