23/07/2025 16:08 GMT+7

'Đại bàng' cần những gì để ở lại trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam?

Hội thảo Finhub2025 với chủ đề "Trung tâm tài chính quốc tế - Động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam" do Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức ngày 23-7.

trung tâm tài chính - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia hội thảo bàn về trung tâm tài chính tại Việt Nam - Ảnh: BÔNG MAI

Việt Nam phải hút vốn cho chính mình

“Làm sao thu hút nhà đầu tư từ các trung tâm tài chính như Thượng Hải, Hong Kong, Singapore, Frankfurt… về đây, trong khi họ đã ấm tổ?”, PGS.TS Nguyễn Đức Trung - hiệu trưởng Trường đại học Ngân hàng TP.HCM - đặt vấn đề.

Theo ông Trung, Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng. Đặt ra nhu cầu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế (IFC) nhằm thu hút thêm các dòng vốn cho nền kinh tế, với chi phí hợp lý hơn.

Thay vì mơ mộng trở thành một IFC tầm khu vực để hút vốn cho cả Đông Nam Á, Việt Nam nên đặt mục tiêu thiết thực hơn: trở thành điểm thu hút dòng vốn ngoại, phát triển nền kinh tế trong nước.

Để các “đại bàng” quốc tế chọn Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM, làm nơi “làm tổ”, yếu tố then chốt là đôi bên cùng có lợi.

Việt Nam cần xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, triển vọng rõ ràng, phát triển hạ tầng, cải cách thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng minh bạch trong kinh doanh.

Ngoài khả năng thu hút vốn, sử dụng vốn hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Ông Trung cũng chia sẻ một thực tế thú vị: nhiều nhân sự tài năng tại các định chế tài chính toàn cầu như Citibank, HSBC… nếu muốn được thăng tiến lên vị trí cao hơn, buộc phải trải qua thử thách tại những thị trường đặc biệt như Việt Nam để chứng minh năng lực. 

Điều này phản ánh việc hiện có rất nhiều chuyên gia tài chính quốc tế giỏi đang làm việc tại Việt Nam.

Biết vị thế ở đâu để đưa chiến lược phù hợp

“Từ thời lâu tôi đã nghe tới ý tưởng xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Nhưng khoảng một năm gần đây mới thực sự được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết tạo hành lang pháp lý để phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, với hai đầu cầu chính là TP.HCM và TP Đà Nẵng”, TS Nguyễn Anh Vũ - trưởng khoa tài chính, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM - chia sẻ.

Theo báo cáo từ Tập đoàn Z/Yen (trụ sở tại Anh), các trung tâm tài chính được phân loại thành ba nhóm: trung tâm tài chính toàn cầu, trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm tài chính khu vực.

TP.HCM đang được xếp vào nhóm trung tâm tài chính khu vực. Năm 2022, thành phố đạt 544 điểm, xếp hạng 102. Đến năm 2025, điểm số tăng lên 654, xếp hạng 98.

Ông Vũ nhận định cần đánh giá chính xác vị trí của mình để có chiến lược phù hợp. Bởi lẽ các trung tâm tài chính như New York, London, Hong Kong, Thâm Quyến, Dubai, Seoul… đều đã phát triển trước.

Việt Nam đang đi đúng hướng trong lộ trình xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. TP.HCM có thể chọn những lĩnh vực ưu tiên để phát triển, cân nhắc fintech (công nghệ tài chính), các nền tảng giao dịch và quản lý tài sản.

Cần chú trọng phát triển nền tảng vững chắc dựa trên 5 trụ cột của chỉ số năng lực GFCI (Global Financial Centres Index) để phấn đấu gồm: môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực, khu vực tài chính, hạ tầng và danh tiếng.

“Trước kia chúng tôi đã rất cân nhắc, cuối cùng lập quỹ đầu tư ở Singapore”, ông Phạm Lê Nhật Quang - điều hành ABB Private Equity (quản lý 100 triệu USD thông qua hai quỹ đầu tư) chia sẻ thực tế. Bởi Singapore có hàng lang pháp lý rõ ràng, thuế ưu đãi liên quan...

Do đó ông gợi ý trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam cần học hỏi các kinh nghiệm hay và phù hợp từ những nơi đã thành công; song song đào tạo nhân lực tài chính theo chuẩn quốc tế, để người Việt có thể làm trong trung tâm tài chính quốc tế tại nước ta và ở nước ngoài.

Tăng ưu đãi, không quên nâng cấp hạ tầng

Theo ThS Nguyễn Trúc Vân - giám đốc Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội (HIDS), mô hình trung tâm tài chính quốc tế (IFC) tại TP.HCM gồm ba cấu phần chính: thị trường tiền tệ - ngân hàng, thị trường vốn và thị trường hàng hóa phái sinh.

TP.HCM và Đà Nẵng được định hướng phát triển thành IFC, căn cứ nghị quyết 222 của Quốc hội. Nhằm thúc đẩy tài chính bền vững, tuân thủ chuẩn mực quốc tế, thu hút nhân lực chất lượng cao và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Chính sách ưu đãi trải rộng nhiều lĩnh vực: ngoại hối, tài chính - ngân hàng, thị trường vốn, thuế, chính sách cư trú và xuất nhập cảnh cho chuyên gia..., và an sinh xã hội. Các tổ chức trong trung tâm cũng có cơ chế riêng để điều hành, giám sát và giải quyết tranh chấp.

Bà Vân nhấn mạnh để hút vốn ngoại và giữ chân "đại bàng" tài chính, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các hạng mục hạ tầng: hạ tầng cứng (giao thông, không gian trung tâm, kỹ thuật), hạ tầng mềm (chính sách, nhân lực, dữ liệu, công nghệ), hạ tầng số, năng lượng cho toàn khu vực...

Chính sách thuế ưu đãi vượt trội tại Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng và TP.HCM

Quốc hội vừa ban hành nghị quyết số 222 về Trung tâm tài chính quốc tế được đặt tại TP.HCM và Đà Nẵng, với nhiều chính sách đặc thù.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lách thuế với vài milimet, thép giá rẻ tràn vào Việt Nam

Chỉ vài milimet chênh lệch trong quy định thuế đã mở ra “lối vòng” cho hàng trăm ngàn tấn thép cán nóng (HRC) giá rẻ tràn vào Việt Nam.

Lách thuế với vài milimet, thép giá rẻ tràn vào Việt Nam

Tổng thống Philippines: Giảm 1% thuế của Mỹ cũng là thành tựu

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. đã giúp hàng hóa của Philippines giảm được 1% thuế của chính quyền ông Donald Trump.

Tổng thống Philippines: Giảm 1% thuế của Mỹ cũng là thành tựu

Ngay sau hợp nhất, lãnh đạo Cần Thơ họp mặt doanh nghiệp nghe phản ánh, hiến kế

3 tuần sau khi hợp nhất với Hậu Giang, Sóc Trăng, lãnh đạo Cần Thơ mới đã tổ chức gặp gỡ giới doanh nghiệp để nghe phản ánh, hiến kế.

Ngay sau hợp nhất, lãnh đạo Cần Thơ họp mặt doanh nghiệp nghe phản ánh, hiến kế

Hong Kong xây thêm nhà ở được trợ cấp để đáp ứng nhu cầu tầng lớp trung lưu

Bộ trưởng nhà ở Winnie Ho cho biết các căn hộ ở Northern Metropolis có thể được tích hợp tốt hơn vào mảng xanh để cải thiện môi trường sống.

Hong Kong xây thêm nhà ở được trợ cấp để đáp ứng nhu cầu tầng lớp trung lưu

Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị hơn 17.200 tỉ đồng

Dự án khu đô thị CK54 quy mô hơn 200ha tại phường Pleiku (Gia Lai) sắp được đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư.

Gia Lai chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị hơn 17.200 tỉ đồng

Mỹ - Indonesia công bố chi tiết thỏa thuận thương mại: Jakarta cam kết những gì?

Mỹ và Indonesia ra tuyên bố chung về thỏa thuận thương mại song phương, nêu rõ các hàng rào phi thuế quan Jakarta cam kết gỡ bỏ.

Mỹ - Indonesia công bố chi tiết thỏa thuận thương mại: Jakarta cam kết những gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar