18/04/2022 13:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đã trả gấp đôi mức lương tối thiểu, vì sao vẫn muốn lùi thời điểm tăng lương?

VŨ THỦY - NGỌC AN
VŨ THỦY - NGỌC AN

TTO - Hiện nay phần lớn doanh nghiệp đang trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Nhưng không ít doanh nghiệp vẫn muốn lùi thời điểm tăng lương tối thiểu, vì sao?

Đã trả gấp đôi mức lương tối thiểu, vì sao vẫn muốn lùi thời điểm tăng lương? - Ảnh 1.

Người lao động đang rất trông chờ được tăng lương - Ảnh: VŨ THỦY

Việc 8 hiệp hội đề nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu sang năm 2023 đang tạo ra nhiều tranh luận trái chiều, khi cả công nhân và doanh nghiệp đều đang chịu sức ép tăng giá.  

Lương tối thiểu tăng thì doanh nghiệp tăng lương

Bà Nguyễn Thị Thùy Vân - chủ tịch công đoàn một công ty tại KCX Linh Trung 2 (TP.HCM) - cho biết hiện nay mức lương thấp nhất mà công ty đang trả cho lao động tuyển mới là 5,22 triệu đồng/tháng, cộng thêm các khoản phụ cấp như chuyên cần, tiền trông con…

Về mức lương thực tế của người lao động, bà Vân cho biết hiện nay lương cơ bản của người lao động công ty bà dao động từ 7,8 - 8 triệu/tháng. "Mặc dù mức lương cơ bản trong hợp đồng là 5,22 triệu nhưng khi cộng các khoản phụ cấp, thu nhập bổ sung thì cũng ở vào mức 7 triệu đồng", bà nói thêm.

Theo bà Vân, trước đại dịch công ty đều đặn tăng mức lương khoảng 200.000 đồng/tháng hằng năm. Hai năm nay, khi Nhà nước không điều chỉnh lương tối thiểu thì công ty cũng không tăng nên công nhân cũng rất mong chờ đợt tăng lương lần này.

"Giá cả tăng cao, chi tiêu ngày càng đắt đỏ nên khi nghe nói điều chỉnh lương tối thiểu, công nhân công ty tôi đang rất xôn xao. Bởi vì họ biết là công ty sẽ tăng lương, còn tăng bao nhiêu thì chưa biết. Họ không hiểu và cũng không quan tâm mức tăng 6% như Hội đồng Tiền lương quốc gia kiến nghị Thủ tướng là như thế nào", bà Vân chia sẻ.

Một số chuyên gia cho rằng trên thực tế, hầu hết doanh nghiệp đều đã trả mức lương trên mức lương tối thiểu vùng, thậm chí gấp đôi và đang hỗ trợ thêm cho người lao động trước những tác động của dịch COVID-19. Nhưng việc tăng lương này sẽ là động thái khiến họ sẽ phải tính toán tăng lương tiếp.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình - giám đốc điều hành Economica Vietnam, trên thực tế, mức lương tối thiểu đang rất thấp so với nhu cầu chi tiêu của người lao động.

Tuy nhiên, việc Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu vùng hằng năm gửi tín hiệu rất mạnh đến thị trường, buộc các doanh nghiệp phải có động thái để tăng lương dù nhiều doanh nghiệp đã trả cao hơn mức lương tối thiểu.

Không thể trông chờ mãi vào nhân công giá rẻ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Ngô Sỹ Hoài - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, một trong những đơn vị cùng gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng xin lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng - cho rằng ngành công nghiệp gỗ cũng như nhiều ngành khác đang chịu áp lực nặng nề của dịch COVID-19, cộng thêm xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine.

Cụ thể, chi phí nguyên liệu gỗ tăng lên khoảng 30% với gỗ nhập khẩu. Có những nơi cá biệt tăng gấp 3-5 lần, đơn cử như một container chở đồ mộc từ Việt Nam đi bờ Tây của Mỹ trước có giá là 3.000 - 4.000 USD thì nay đã tăng lên tới 12.000-15.000 USD. 

Mặc dù chi phí được chia sẻ giữa người mua và người bán, nhưng vẫn là gánh nặng lớn, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

Trong bối cảnh khó khăn do chi phí tăng, ông Hoài cho hay ngành cũng đang bị thiếu hụt nhân công, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM là những nơi tập trung số lượng lớn doanh nghiệp chế biến gỗ.

Theo ông, trước đây ngành gỗ đã thiếu nhân công thì sau đại dịch với làn sóng di cư của công nhân, việc thiếu càng trầm trọng hơn. Do đó, doanh nghiệp luôn cố gắng đưa ra các chính sách để thu hút người lao động, cải tiến công nghệ, thiết bị, giảm bớt thâm dụng lao động, giữ chân người lao động.

"Trên thực tế nhiều doanh nghiệp trong ngành đã trả lương gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí là gấp ba lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu hiện nay chỉ có ý nghĩa để đóng bảo hiểm. 

Đặc biệt là khi các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, cạnh tranh lao động rất lớn, nên không chỉ tăng lương mà còn có các chính sách chăm lo đời sống người lao động, cải thiện công nghệ, tăng năng suất, làm thêm ca giúp người lao động tăng thu nhập". 

Ông Hoài dẫn chứng thêm, tại Bình Dương hiện nay, mức lương ngành gỗ trả cho lao động trung bình là 7-8 triệu đồng/người, có nơi là 10 triệu đồng/người.

Với quan điểm, chủ trương phát triển ngành gỗ là "win - win, các bên cùng có lợi", ông Hoài cho rằng không thể trông chờ vào nhân công giá rẻ, và cũng không chấp nhận ngành tăng trưởng mà đời sống người lao động không được cải thiện, nên việc tăng lương là yêu cầu thực tế đặt ra, nhưng cần phải có sự chuẩn bị nguồn lực tốt hơn trong bối cảnh doanh nghiệp vừa mới phục hồi sau đại dịch, còn nhiều khó khăn.

Tăng lương tối thiểu: không thể trì hoãn mãi

TTO - Lương tối thiểu bao giờ tăng sau hai năm đứng yên? Những bữa ăn của người lao động đang ngày càng ít thịt cá, thông tin tăng lương có ý nghĩa quan trọng hơn về tinh thần và điều này cũng có lợi cho doanh nghiệp để phục hồi sản xuất.

VŨ THỦY - NGỌC AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM: Phát hiện 3 cơ sở ở Bình Đông ngâm hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng

Công an TP.HCM vừa kiểm tra, phát hiện 3 cơ sở sơ chế hoa chuối tại khu dân cư Bến Lức (phường Bình Đông) ngâm hàng trăm ký hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc trước khi bán ra thị trường.

TP.HCM: Phát hiện 3 cơ sở ở Bình Đông ngâm hoa chuối với hàn the, chất tẩy trắng

Thị trường trái phiếu sẽ cởi mở nhưng không còn dễ dãi?

Từ tháng 7-2025, công ty chưa đại chúng muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ phải tuân thủ quy định mới là tổng nợ phải trả, bao gồm cả giá trị trái phiếu dự kiến phát hành, không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.

Thị trường trái phiếu sẽ cởi mở nhưng không còn dễ dãi?

Giá vé máy bay hè leo thang sau mùa thi

Sau kỳ thi các cấp, mùa du lịch hè bước vào cao điểm. Nhu cầu đi lại tăng vọt đẩy giá vé máy bay nội địa nhiều chặng "nóng" lên cao, có khi vượt cả giá vé quốc tế như Thái Lan, Hàn Quốc...

Giá vé máy bay hè leo thang sau mùa thi

GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2025

GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.

GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2025

Tin tức sáng 6-7: Bảo hiểm thu gần 115.000 tỉ đồng; Mở rộng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Tin tức đáng chú ý: Ngành bảo hiểm thu phí gần 115.000 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm; Mở rộng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam; Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam có tổng giám đốc mới...

Tin tức sáng 6-7: Bảo hiểm thu gần 115.000 tỉ đồng; Mở rộng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam

Sau sáp nhập, những tỉnh thành nào có 2 sân bay?

Sau sáp nhập, 5 tỉnh/thành phố có 2 sân bay dân dụng bao gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang.

Sau sáp nhập, những tỉnh thành nào có 2 sân bay?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar