23/01/2016 17:44 GMT+7

Đã nghèo còn mắc cái eo

NGUYỄN TRIỀU
NGUYỄN TRIỀU

TTO - Đó là tình cảnh của gia đình anh Hồ Tấn Hải (38 tuổi) ở phường Vĩnh Thông, TP Rạch Giá, Kiên Giang. “Vợ bệnh, con đau, nhà hết gạo” vận cả một lúc vào nhà anh trong lúc cái tết cận kề.

Vợ chồng anh Hồ Tấn Hải và bốn con nhỏ (riêng đứa con lớn 17 tuổi đi phụ hồ) trong căn nhà trọ rách nát, chật chội - Ảnh: N.T.

Dù được người bạn kể trước về hoàn cảnh nghèo khó, nhưng khi tìm tới nhà anh Hải, chúng tôi cũng không khỏi chạnh lòng.

Căn nhà tạm bợ bằng cây gỗ tạp, vách trước che bằng ít lá chầm và một tấm tôn phế liệu gỉ sét, xiêu vẹo nằm lọt giữa, dựa vào vách nhà hàng xóm hai bên. Khoảng sân sâu chừng 3m phía trước nhà là nơi đậu chiếc xe ba gác đạp và tập kết phế liệu anh mua về hằng ngày. Bề ngang nhà chỉ 2,5m, dài chừng 10m chia làm hai gian là nơi ăn ngủ, sinh hoạt hằng ngày của vợ chồng và năm người con.

Gian sau nhà treo quần áo và các vật dụng, buổi tối các con trải chiếu nằm xếp lớp để ngủ. Gian phía trước trống trơn, nền ximăng xù xì, không một chiếc ghế. Ban ngày có khách tới chơi thì trải chiếu ngồi. Ban đêm vợ chồng cũng trải chiếu làm chỗ ngả lưng. Chiếc cầu gỗ bắc dài ra kênh được tận dụng làm nơi nấu nướng thay cho nhà bếp.

Anh Hải kể quen với vợ là chị Nguyễn Thị Thu Tuyết (nhà ở xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, Kiên Giang) và sống với nhau từ năm 1999.

Gia đình hai bên đều nghèo nên đôi vợ chồng trẻ dắt nhau ra Rạch Giá ở trọ, làm thuê, mua phế liệu kiếm sống qua ngày. Năm người con (bốn trai, một gái) nối tiếp nhau ra đời trong nhà trọ, đứa lớn nay 17 tuổi, đứa nhỏ mới lên 8. Cả năm đứa đều không được đến trường, một chữ cũng không biết đọc.

Hỏi nhà khó khăn sao lại sinh con “liền tù tì”, anh thiệt tình: “Cũng biết là sinh nhiều không có điều kiện nuôi nấng đàng hoàng, nhưng ít học đâu biết tránh thai ra làm sao, nên đứa này cứng cáp là đứa kia cấn bầu”.

Năm đứa con anh tuy không đi học nhưng khá ngoan và lễ phép. Thấy khách tới là xếp hàng khoanh tay chào, rót nước mời uống. Đứa con trai thứ hai biết phụ ba đẩy xe đi mua ve chai. Cách đây vài tháng trong lúc băng qua đường bị xe đụng gãy chân, phải mổ sắp lại xương, cặp nẹp còn chưa có tiền mổ lấy ra.

Chị Tuyết, vợ anh, mấy tháng gần đây lâm bệnh không còn đủ sức đi làm thuê phụ chồng nuôi con. Tới phòng mạch tư siêu âm, bác sĩ báo tin chị bị u nang buồng trứng. Như đất sụp dưới chân, vợ chồng rầu lo suốt mấy ngày liền.

Sau đó, anh gom góp tới đồng cuối cùng đưa vợ vào bệnh viện khám và thầm mong bác sĩ kia nói nhầm. “Bệnh viện nội soi cũng trả lời đúng như vậy. Bác sĩ kêu nhập viện để mổ, nhưng gần 20 triệu đồng lấy đâu ra nên vợ chồng nín thinh về nhà” - chị Tuyết kể.

Hàng xóm biết chuyện khuyên anh mua bảo hiểm y tế cho chị. Nhưng ngặt nỗi lúc vợ chồng dắt díu nhau đi, chị chưa được cấp giấy chứng minh nhân dân và cho đến nay cũng chưa có miếng giấy lận lưng.

Vợ chồng cất nhà định cư ở phường Vĩnh Thông nhưng trong sổ hộ khẩu chỉ có tên anh và mấy đứa con. Công an xã Mong Thọ B xác nhận chị có hộ khẩu gốc ở ấp Phước Minh nhưng do nhiều năm vắng mặt khỏi địa phương nên hộ khẩu đã bị xóa.

Nộp đơn xin nhập hộ khẩu và xin cấp giấy chứng minh nhân dân ở phường Vĩnh Thông thì công an trả lại vì không xác minh được mấy năm trước vợ chồng chị sống ở nơi nào.

Chiếc cầu gỗ sau nhà anh Hải được tận dụng làm nơi nấu nướng thay cho nhà bếp - Ảnh: N.T.

“Tui mua ve chai, thằng con lớn phụ hồ bữa có bữa không, mỗi ngày cả nhà kiếm chưa tới 200.000 đồng, nuôi bảy miệng ăn, may nhờ có người hảo tâm bên Rạch Giá mỗi tháng đem cho 20kg gạo lay lắt qua ngày. Vợ lỡ mang cái bệnh ngặt nghèo này, không có giấy chứng minh, không mua được bảo hiểm y tế đành chỉ còn biết cầu trời mà thôi” - anh nói mà chực khóc.

Bà Trần Thị Tố Loan - bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Thông - cho biết gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo của phường. UBND phường sẽ có ý kiến với bên công an tạo điều kiện để cấp giấy chứng minh nhân dân cho chị Tuyết có thể mua bảo hiểm y tế.

“Gia cảnh anh Hải rất khó khăn, nhưng ngoài chính sách chung dành cho hộ nghèo, phường cũng không có nguồn kinh phí nào khác để hỗ trợ. Trước mắt mong sao có nhà hảo tâm nào đó hỗ trợ gia đình anh dựng lại cái nhà để có chỗ che mưa che nắng” - bà Loan nói.

Chuyên mục của báo Tuổi Trẻ đăng tải các địa chỉ, hoàn cảnh cần giúp đỡ và thông tin phản hồi về sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

Bạn đọc có thể giới thiệu các hoàn cảnh không may, khốn khó, bệnh tật, tai nạn bất ngờ... mà không còn khả năng tự giải quyết được để báo Tuổi Trẻ xác minh và đăng tải trên chuyên mục này.

Thông tin giới thiệu gửi qua email: [email protected] hoặc ban công tác xã hội báo Tuổi Trẻ theo địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

“Nhịp cầu nhân ái” mong nhận được sự chia sẻ từ quý bạn đọc. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về báo Tuổi Trẻ, “Nhịp cầu nhân ái” sẽ công khai sự giúp đỡ và cam kết trao tận tay người cần được giúp đỡ.

Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Điện thoại: (08) 39973838.

Số tài khoản: * VND: 102010000118248, Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 TP.HCM; chủ tài khoản: báo Tuổi Trẻ. * USD: 007.137.0195.845 * EUR: 007.114.0373.054.

Vui lòng ghi rõ: Nhịp cầu nhân ái - mã số 62, giúp đỡ gia đình anh Hồ Tấn Hải.

NGUYỄN TRIỀU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar