26/11/2016 09:35 GMT+7

Đà Nẵng: trường học mở cửa, sáng đèn về đêm

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Từ ngày 1-12, các trường ở Đà Nẵng sẽ thực hiện việc mở cổng trường, khu tập luyện thể dục thể thao sau giờ học để học sinh, nhân dân cư ngụ khu vực gần trường đến học tập, vui chơi, giải trí.

Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng mở cửa trường học cùng với cà phê sách dịp hè vừa qua để người dân, học sinh vào vui chơi - Ảnh: Đoàn Cường

Nói về ý tưởng này, giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng Nguyễn Đình Vĩnh cho biết: “Mỗi buổi tối đi qua các trường thấy đóng cửa im ỉm, tối thui nên chúng tôi nghĩ làm sao để trường học phải “sống” về đêm. Tôi hỏi ý kiến một lãnh đạo TP, vị này cũng đồng ý vì không thể để trường học mà ban đêm đi qua vắng lặng, tối thui được”.

Mở cửa trường...

Chiều 24-11, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã có văn bản về việc “Thực hiện việc mở cổng trường sau giờ học” gửi các phòng GD-ĐT, các cơ sở giáo dục.

Theo đó, tất cả các trường thực hiện việc mở cổng trường, khu tập luyện thể dục thể thao sau giờ học để học sinh, nhân dân khu vực gần trường đến học tập, vui chơi, giải trí... Thời gian mở như trên đối với ngày học là từ 17g-21g; đối với ngày nghỉ (trừ ngày lễ, tết, chủ nhật) buổi sáng từ 8g-10g30, buổi chiều từ 14g-21g.

Các hoạt động sẽ diễn ra trong trường học nói chung được quy định cụ thể như khuyến khích giáo viên, nhà trường đảm bảo việc thực hiện các yêu cầu, quy định của UBND TP về tổ chức các hoạt động tại trường sau giờ học, như quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình (bậc tiểu học), tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, các bộ môn năng khiếu, nghệ thuật, thể dục thể thao...

Thành lập các CLB nghệ thuật, thể thao thu hút học sinh và nhân dân khu vực gần trường tham gia. Khuyến khích tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong trường theo đúng quy định của UBND TP (với các trường THCS, THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên...).

Sau khi nghe thông tin về việc mở cửa trường học sau giờ học, nhiều người dân Đà Nẵng tỏ ra rất đồng tình. Chị Phan Thị Kim Yến (P.Thuận Phước, Q.Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết: “Nói thật là không chỉ con tôi, mà nhiều đứa trẻ khác đi học ở trường về không biết cho các cháu đi chơi chỗ nào. Không lẽ tối nào cũng đi siêu thị, đi cà phê... trong khi trường cách nhà chỉ mấy chục mét. Giờ, nếu buổi tối mở cửa trường thì không chỉ mấy đứa nhỏ được vui chơi, mà tụi tôi vào trường đi bộ, tập thể dục cũng hay”.

Đối với việc khuyến khích dạy thêm, học thêm trong trường, chị Nguyễn Thị Thùy Trang (đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, phụ huynh học sinh lớp 7) cho rằng: “Lâu nay cho con đi học thêm, dù là cô giáo dạy ở nhà hay trung tâm, đều có cảm giác gì đó không được minh bạch. Chưa kể học ở nhà dân rõ ràng sẽ bức bí, chật hẹp, không thoải mái, tiện nghi... Nếu tổ chức dạy thêm được ở trường thì quá đàng hoàng, bàn ghế, sân bãi... đều thích hợp hơn. Việc đưa đón con cái cũng khỏe”.

Cũng đồng quan điểm này, thầy Nguyễn Đình Hòa (Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) cho rằng việc tổ chức dạy thêm, học thêm ở trường rõ ràng sẽ tốt hơn về mặt cơ sở vật chất, an ninh trật tự, quản lý chuyên môn giáo viên và học sinh. “Đồng thời sẽ giúp học sinh không phải di chuyển nhiều trong TP, đỡ tốn thời gian phụ huynh đưa đón. Giờ tan trường, các em ăn nhẹ cái gì đó, và học môn gì mình thích, sau đó cha mẹ đón về thôi” - thầy Hòa cho hay.

Tuy nhiên, thầy Hòa cũng lưu ý phải có kế hoạch tổ chức cụ thể, căn cứ vào tình hình thực tế mỗi trường, sự thỏa thuận giữa phụ huynh - giáo viên - nhà trường thì việc triển khai mới có hiệu quả.

Trường học “sống lại” sau giờ học

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Vĩnh cho biết hoạt động này sẽ tạo ra một sân chơi lành mạnh cho học sinh và người dân. “Trong khi chúng ta đang thiếu nhiều sân chơi, chỗ vui chơi, thể thao dành cho người dân; còn trường học, sân bãi rộng rãi thì lại để không. Như vậy có phải là lãng phí lắm không? Vì thế, cần làm cho trường học “sống” lại sau giờ học” - ông Vĩnh đặt vấn đề.

Cũng theo ông Vĩnh, việc mở cổng trường còn giúp khai thác tối đa công năng cơ sở vật chất nhà trường, tạo nguồn kinh phí để các trường hoạt động, tái đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, tăng nguồn thu nhập cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Ông Vĩnh cho rằng việc mở cửa trường học lần đầu tiên được Đà Nẵng triển khai vào ba tháng hè vừa qua. Đó là mở cửa theo “chiều ngang”, còn giờ đây là mở theo “chiều dọc”. “Chúng tôi có một mong muốn rất lớn là giáo dục phải phụng sự xã hội, chứ giáo dục không chỉ là tài trợ, là được nhận” - ông Vĩnh cho hay.

Đối với việc quản lý học sinh tiểu học ngoài giờ học, ông Vĩnh cho biết điều này tùy vào thỏa thuận giữa giáo viên và phụ huynh. “Nếu mỗi tuần phụ huynh có mấy ngày phải họp hành, tăng ca về trễ thì họ có thể thỏa thuận với giáo viên để hỗ trợ thêm. Được như vậy, giáo viên họ cũng đỡ tủi thân hơn” - ông Vĩnh cho hay.

Đối với việc khuyến khích dạy thêm, học thêm ở trường, ông Vĩnh giải thích: “Thay vì để cho giáo viên, học sinh phải học thêm ở nhà hay ở những chỗ chật chội, nóng nực, không đảm bảo điều kiện vật chất, không thoải mái thì tại sao mình không tổ chức ngay tại trường? Học tại trường vừa đảm bảo cơ sở vật chất, phòng ốc, sạch sẽ, mọi thứ lại vừa công khai, minh bạch. Học ở trường còn ít bị tác động bởi điều kiện bên ngoài hơn so với nhà dân, trung tâm, học sinh tập trung hơn. Nếu việc dạy thêm và học thêm đảm bảo theo đúng quy định của TP thì tổ chức ngay tại trường” - ông Vĩnh cho biết.

Từ ngày 1-12: mở cửa tủ sách

Ông Vĩnh còn cho biết thêm từ ngày 1-12 tất cả các trường cũng sẽ thực hiện việc mở cửa tủ sách, trường nào cũng đều phải có tủ sách mở. Nếu trường nào chưa có tủ sách mở thì Sở GD-ĐT sẽ tài trợ cho trường. “Như thế học sinh sẽ biết dùng sách hơn và quý trọng sách” - ông Vĩnh cho hay.

Ông Vĩnh cũng lưu ý việc mở cổng trường tùy vào tình hình mỗi trường. Những trường không có nguồn thu, nếu đêm nào cũng bật đèn hết lên thì sẽ không phù hợp. Cùng với đó là việc tăng cường bảo vệ, phối hợp với địa phương để đảm bảo an ninh trật tự cho các trường mở cửa sau giờ học...

ĐOÀN CƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar