08/03/2023 09:47 GMT+7

Da khô, nổi vân như vảy cá, làm sao tránh?

Bé trai, 3 tuổi, từ nhỏ đến giờ da hai chân bị khô, có nhiều nếp xếp y như vảy cá, mẹ bé mua nhiều loại kem bôi dưỡng ẩm và cho bé uống nhiều nước mà không hết, nên đưa đến bác sĩ khám.

Da khô, nổi vân như vảy cá, làm sao tránh? - Ảnh 1.

Khi nghĩ bé bị bệnh vảy cá, bà con mình nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị thích hợp - Ảnh: BS Úc Nguyễn

Bác sĩ khám xong nói với mẹ là bé bị bệnh vảy cá. Bệnh này do di truyền, tuy không điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể phòng ngừa để cải thiện làn da tốt hơn và tránh được các biến chứng.

Về chuyên môn, bệnh vảy cá là một nhóm rối loạn da di truyền hiếm gặp được đặc trưng bởi da khô, có vảy và dày lên. Tình trạng này là do đột biến gene ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ tế bào da chết bình thường của da, dẫn đến sự tích tụ tế bào chết trên da, làm da sần sùi, có vảy và thường bị ngứa.

Có nhiều loại bệnh vảy cá, mỗi loại có đột biến gene và các triệu chứng cụ thể khác nhau. Dạng phổ biến nhất được gọi là bệnh vảy cá thông thường, thường xuất hiện trong thời thơ ấu, được di truyền theo kiểu trội nhiễm sắc thể thường. Các dạng khác của bệnh vảy cá bao gồm bệnh vảy cá liên kết nhiễm sắc thể X, bệnh vảy cá harlequin và bệnh vảy cá lamellar.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy cá có liên quan đến đột biến gene. Bình thường có một nhóm gene có nhiệm vụ kiểm soát sự hình thành và duy trì lớp ngoài cùng của da, tức là lớp biểu bì. Những gene đó tham gia quá trình sản xuất keratin, một loại protein tạo nên lớp ngoài của da và điều hòa sự phát triển cũng như biệt hóa của tế bào da.

Ở những người mắc bệnh vảy cá, nhóm gene đó bị đột biến di truyền khiến các gene đó trở nên vô dụng, nó làm gián đoạn các quá trình phát triển tế bào da, da bị bất thường và khả năng loại bỏ tế bào da chết bị suy giảm.

Da chết không được loại bỏ nên nó tích tụ lại trên da, khiến da bị khô, có vảy, có thể gây đau, ngứa, dễ bị nứt và nhiễm trùng.

Mặc dù bệnh vảy cá là một rối loạn di truyền và không thể chữa khỏi, vẫn có những phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống như:

1 Dưỡng ẩm: giữ ẩm cho da bằng kem hoặc thuốc mỡ để giảm khô và bong vảy.

2 Tắm thường xuyên: tắm hằng ngày để giữ cho làn da sạch sẽ và ngậm nước.

3 Tránh tắm nước nóng: nước nóng có thể làm khô da, vì vậy hãy dùng nước ấm để thay thế.

4 Sử dụng xà phòng dịu nhẹ: chọn loại xà phòng dịu nhẹ, không có mùi thơm để tránh gây kích ứng da.

5 Mặc quần áo mềm, rộng rãi: tránh mặc quần áo chật có thể gây kích ứng da.

6 Tránh ánh nắng mặt trời: mặc quần áo bảo hộ và sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30.

7 Tránh hóa chất mạnh: tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh, chẳng hạn như dung môi và chất tẩy rửa, có thể gây kích ứng da.

Điều trị da khô và thường nứt nẻ vào mùa lạnh

Da bị khô nứt nẻ, luôn đỏ ửng, ngứa, rát, có khi còn nứt thành vệt, rướm máu là tình trạng mà nhiều người gặp phải, nhất là trong các mùa đông lạnh và hanh khô.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar