10/06/2019 19:28 GMT+7

Cựu tướng tình báo công an: bị cáo có cảm thấy bị Vũ ‘nhôm’ lợi dụng

THÂN HOÀNG
THÂN HOÀNG

TTO - Bị cáo Phan Hữu Tuấn, nguyên trung tướng công an, thừa nhận trực tiếp tuyển Vũ “nhôm” làm tình báo viên nhưng lại không nắm được việc Vũ thâu tóm 7 dự án nhà đất có vị trí đắc địa tại TP.HCM và Đà Nẵng.

Cựu tướng tình báo công an: bị cáo có cảm thấy bị Vũ ‘nhôm’ lợi dụng - Ảnh 1.

Bị cáo Phan Hữu Tuấn trả lời thẩm vấn - Ảnh: THÂN HOÀNG

Chiều 10-6, phiên tòa phúc thẩm vụ án hai cựu thứ trưởng Bộ Công an "giúp sức" Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") thâu tóm đất công sản tiếp tục phần thẩm vấn.

Góp phần mà không bỏ vào đồng nào

Bị cáo Phan Hữu Tuấn - nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an - cho biết năm 2009 ông được giao nhiệm vụ tuyển Vũ "nhôm" làm tình báo viên. Khi đó bị cáo giữ chức vụ cục trưởng và tuyển dụng Vũ theo phương thức tình báo mật. Đến đầu năm 2015, bị cáo chuẩn bị nghỉ hưu nên không quản lý Vũ nữa.

Ông Tuấn cũng thừa nhận được giao quản lý, xây dựng, sử dụng hai công ty Bắc Nam 79, Nova Bắc Nam 79 của Vũ "nhôm" làm công ty bình phong cho lực lượng công an. "Những việc này đều được báo cáo lên trên", bị cáo Tuấn khai nhận.

Lý do tuyển chọn công ty của Vũ "nhôm" làm công ty bình phong, theo lời khai của bị cáo Tuấn, khi tuyển chọn, xác định lúc đó Vũ được biết là một doanh nghiệp thành đạt, được cấp trên giới thiệu.

Bị cáo khai đến đây, chủ tọa ngắt lời: "Theo đơn kháng cáo của chính bị cáo Vũ, công ty của Vũ là công ty không có tiền, khó khăn về tài chính. Như vậy thành đạt là ở chỗ nào?".

Trước câu hỏi truy vấn trên, bị cáo Tuấn tỏ ra ngập ngừng.

Bị cáo Tuấn cũng thừa nhận có tham gia vào 2 "tổ chức bình phong này". Khi tham gia, cựu trung tướng tình báo có tên khác là Hoàng Hữu Thân. 

Tài liệu điều tra thể hiện trong hợp đồng, bị cáo Tuấn góp vốn vào 2 doanh nghiệp này, trong đó góp vốn 20% vào Công ty xây dựng Bắc Nam 79 và 5% vào Công ty cổ phần Nova Bắc Nam. Trên thực tế bị cáo Tuấn không góp đồng nào.

Chủ tọa hỏi: "Bị cáo góp vốn vào các doanh nghiệp này căn cứ vào quy định pháp luật nào khi bị cáo là sĩ quan công an?". Cựu trung tướng không trả lời trực tiếp mà nói: "Lĩnh vực tình báo rất phong phú đa dạng".

Chủ tọa cắt ngang: "Mọi hoạt động tình báo đều phải phù hợp với pháp luật Việt Nam. Có đặc thù đặc biệt gì cũng không được trèo lên pháp luật".

Sau khi được chủ tọa giải thích, bị cáo Phan Hữu Tuấn thừa nhận việc đứng tên góp vốn trong 2 công ty của Vũ "nhôm" là không đúng quy định pháp luật.

Cựu tướng tình báo công an: bị cáo có cảm thấy bị Vũ ‘nhôm’ lợi dụng - Ảnh 2.

Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: THÂN HOÀNG

Liên quan đến 7 dự án, nhà đất bị Vũ "nhôm" thâu tóm, bị cáo Tuấn khai những văn bản đề xuất mình ký đều có nội dung tạo điều kiện cho công ty bình phong được mua, thuê để phục vụ công tác nghiệp vụ. Cựu trung tướng nói không biết việc Vũ "nhôm" chuyển nhượng sang cá nhân.

Chủ tọa đặt vấn đề: Đối với tài sản số 319 Lê Duẩn, An Đồn đều xảy ra vào năm 2010 (quá trình đó ông Tuấn là người theo dõi kiểm tra) nhưng bị cáo không phát hiện, yêu cầu Vũ dừng mà còn đồng ý cho Vũ mua thêm tài sản khác, để Vũ sang tên. Bị cáo suy nghĩ để xem kháng cáo của mình về việc xem lại tội danh là như thế nào.

Cựu trung tướng cho rằng việc Vũ vừa xin mua, rồi lại sang tên mình, bán cho người khác là "lợi dụng danh nghĩa của công ty bình phong".

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Tuấn nói "bản thân cũng có cảm giác bị Vũ lợi dụng". 

Ông Tuấn khẳng định các văn bản mình ký đều có nội dung đề nghị các địa phương hỗ trợ công ty của Vũ vì xác định đây là công ty bình phong.

Việc chuyển tên các bất động sản từ công ty sang cá nhân Vũ không được thể hiện trong văn bản. 

"Bản thân bị cáo không chỉ đạo gì trong việc triển khai các dự án, chỉ hỗ trợ trong việc ra văn bản. Các văn bản của Bộ Công an đến các địa phương đều đề nghị giúp đỡ công ty bình phong, phục vụ cho hoạt động của ngành. Không có tài liệu nào thể hiện để giúp Vũ thành giàu có", bị cáo Tuấn khai.

Vũ "nhôm" tự chuyển nhượng cổ phần cho chính mình

Kết thúc thẩm vấn bị cáo Tuấn, HĐXX yêu cầu đưa Vũ "nhôm" từ khu vực cách ly trở lại phòng xét xử để thẩm vấn. 

Bị cáo Vũ khẳng định vẫn kháng cáo toàn bộ bản án. 

Đối với các lời khai ở cơ quan điều tra, phiên sơ thẩm, Vũ nói tất cả đúng sự thật, khách quan.

Cựu tướng tình báo công an: bị cáo có cảm thấy bị Vũ ‘nhôm’ lợi dụng - Ảnh 3.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ trong phần trả lời thẩm vấn - Ảnh: THÂN HOÀNG

Vũ khai được bị cáo Tuấn là người trực tiếp tuyển chọn làm tình báo viên. Việc này diễn ra cùng lúc với việc hai công ty của Vũ được xây dựng làm công ty bình phong. Hai công ty này bị chấm dứt làm công ty bình phong khi có thông tin trên mạng lộ bí mật nhà nước. 

"Lãnh đạo bộ gọi bị cáo ra nói đã chấm dứt bình phong thời điểm 2017, bị cáo nhớ khoảng tháng 9-2017" - Vũ "nhôm" khai trước tòa.

Vũ cũng thừa nhận việc các sĩ quan công an có tên trong danh sách góp vốn công ty của mình là sai theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên những người này chỉ có tên còn thực tế không có vốn góp. Khi rút vốn cũng là vốn "hơi" chứ không có vốn thật.

Vũ còn khai trong quá trình thay đổi đăng ký kinh doanh 2 công ty trên đã sử dụng các tên Lê Văn Sáu, Trần Đại Vũ. Hai tên này vốn chỉ được phép sử dụng trong hoạt động nghiệp vụ.

"Bị cáo có ký hợp đồng có nội dung Vũ chuyển nhượng cho Sáu 70% cổ phần, Sáu chuyển nhượng cho Vũ 60% cổ phần Công ty Bắc Nam 79. Bị cáo được cấp thêm 2 chứng minh nhân dân, được cùng lúc sử dụng 3 tên, nhưng vẫn là một người".

Bị cáo khai đến đây, chủ tọa ngắt lời và dẫn Bộ luật dân sự thì đại diện công ty không được tự xác lập giao dịch dân sự với chính mình.

Theo bản án sơ thẩm, trong thời gian từ năm 2009 - 2016, trên cơ sở đề xuất của Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Hữu Bách (khi đó lần lượt giữ các chức vụ trưởng phòng, phó cục trưởng, Tổng cục V, Bộ Công an) đã tham mưu để Phan Hữu Tuấn duyệt, ký phát hành hoặc ký nháy trình lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng, UBND TP.HCM và một số cơ quan, đơn vị, đề nghị tạo điều kiện cho 2 công ty của Vũ được nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất không qua đấu giá, xin giảm giá, giảm hệ số sinh lợi và một số ưu đãi khác... tại 7 nhà, đất công sản, dự án bất động sản.

7 dự án bị Vũ "nhôm" thâu tóm gồm: nhà, đất tại số 319 Lê Duẩn, phường Tân Chính, quận Thanh Khê; số 16 Bạch Đằng, quận Hải Châu; khu đất đường Ngô Quyền, quận Sơn Trà và khu đất dự án vệt du lịch ven biển tại thành phố Đà Nẵng; nhà, đất tại số 15 Thi Sách; số 8 Nguyễn Trung Trực và số 129 Pasteur, TP.HCM.

Sau khi được giao quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của 7 nhà, đất công sản nêu trên, Vũ "nhôm" đã tiến hành chuyển quyền sử dụng đất từ công ty sang cho cá nhân mình hoặc liên kết kinh doanh, chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác nhằm thu lợi bất chính; không có bất cứ hoạt động nghiệp vụ nào phục vụ cho ngành công an; gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước.

THÂN HOÀNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

P.T.K.Hoa "chém gió" đầu tư kinh doanh ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lừa được 2,9 tỉ đồng, Hoa mang đi trả nợ và tiêu xài.

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

Bắt giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc

Giám đốc và phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc cùng một phó trưởng khoa bị công an bắt giữ, với cáo buộc nhận hối lộ để kết luận giám định tâm thần.

Bắt giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc

Cựu cán bộ công an bị đề nghị tử hình vì dùng xe phường chở ma túy cho 'bà trùm'

Hai cựu cán bộ công an ở Hà Nội bị cáo buộc bao che, tiếp tay cho bà trùm Hương "Mẩu" buôn ma túy và hưởng lợi, cùng bị viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình để đảm bảo 'răn đe phòng ngừa chung'.

Cựu cán bộ công an bị đề nghị tử hình vì dùng xe phường chở ma túy cho 'bà trùm'

Bắt một nhà báo để điều tra hành vi 'cưỡng đoạt tài sản'

Lợi dụng hoạt động báo chí ghi hình nhiều phương tiện vận tải, sau đó liên hệ để đe dọa các doanh nghiệp, yêu cầu đưa tiền nếu không sẽ viết bài phản ánh. Một nhà báo bị bắt giữ để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Bắt một nhà báo để điều tra hành vi 'cưỡng đoạt tài sản'

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi có hiệu lực từ 1-7, Tuấn 'cọp' và 5 đồng phạm thoát án tử

Sáng 1-7, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa xét xử bị cáo Lê Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn 'cọp') và 5 đồng phạm về các tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Trước đó, các bị cáo này bị truy tố các tội danh có mức hình phạt đến tử hình.

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi có hiệu lực từ 1-7, Tuấn 'cọp' và 5 đồng phạm thoát án tử

Khởi tố chủ và nhóm nam, nữ bay lắc ở quán karaoke

Nhóm nam nữ đang 'bay lắc' ở quán karaoke thì bị công an bắt quả tang. Không chỉ nhóm tổ chức và sử dụng trái phép chất ma túy bị khởi tố, mà chủ quán cũng bị khởi tố vì chứa chấp.

Khởi tố chủ và nhóm nam, nữ bay lắc ở quán karaoke
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar