31/08/2022 09:48 GMT+7

Cứu trẻ nuốt, nhét dị vật chỗ kín

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Thời gian gần đây, các bệnh viện TP.HCM liên tiếp cấp cứu nhiều trẻ nhỏ nuốt, nhét dị vật vào mũi, vùng kín… Dù đã được bác sĩ cảnh báo nhiều lần nhưng những tình huống này vẫn liên tục xảy ra, gây nguy hiểm tính mạng trẻ.

Cứu trẻ nuốt, nhét dị vật chỗ kín - Ảnh 1.

Cây kim băng nằm ở dạ dày bé trai 6 tháng tuổi - Ảnh: BVCC

Bảo vệ trẻ phòng tránh những tai nạn ra sao?

Cần lưu ý các đồ vật đeo cho trẻ đều có thể có nguy cơ cao gây dị vật đường hô hấp, tiêu hóa nên hết sức thận trọng, tốt nhất là không đeo gì.

Bác sĩ Tiến nhấn mạnh

Trẻ nuốt kim băng bật mũi nhọn, chìa khóa chèn thực quản

Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cấp cứu thành công bé trai 6 tháng tuổi do nuốt cây kim băng cài "lá bùa" trên áo bé hằng ngày. Thời điểm nhập viện, bé có biểu hiện bứt rứt, khó thở, quấy khóc, miệng nhiều đàm nhớt.

Kết quả chụp X-quang ngực bụng, ghi nhận cây kim băng nằm trong đường tiêu hóa ở tư thế bật ra, mũi kim nhọn nguy cơ đâm thủng ruột nên được hội chẩn khẩn dưới sự phối hợp hỗ trợ của các chuyên khoa.

Qua nội soi tiêu hóa ghi nhận kim băng nằm vùng hang vị của dạ dày. Các bác sĩ gắp dị vật ra theo cách an toàn nhất cho trẻ bằng cách cho đầu nhọn kim băng được "kẹp che phủ" rồi kéo nhẹ từ từ đi qua khỏi dạ dày, tâm vị, thực quản.

Hiện trẻ đang được tiếp tục điều trị thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, theo dõi tình trạng xuất huyết và biến chứng thủng ruột.

Trường hợp tương tự là bé trai 2 tuổi. Khi phát hiện bé rút chìa khóa trong ổ cắm xuống chơi nên người nhà có la hét, khiến bé hốt hoảng nuốt luôn chìa khóa.

Sau khi dùng tay lấy dị vật nhưng bất thành, bé nhanh chóng được đưa đến bệnh viện. Qua kiểm tra phát hiện dị vật ở thực quản, bé đã được các bác sĩ khẩn trương lấy ra thành công.

Hay trường hợp trẻ 6 tuổi bị hóc dị vật là món đồ chơi hình Pikachu bằng nhựa. Khi nuốt vào, bé than đau ngực và được đưa đến bệnh viện địa phương, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 và được chẩn đoán dị vật kẹt thực quản.

Chăm trẻ phải để mắt đến trẻ

Các bác sĩ cho biết dị vật đường tiêu hóa là một cấp cứu có tính phổ biến, hay gặp ở thực quản. Dị vật đường tiêu hóa có thể gây các biến chứng áp xe, loét, gây chảy máu, thủng, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, tắc ruột…

Tương tự, dị vật đường thở cũng là một tình huống cấp cứu thường gặp ở trẻ nhưng có thể đe dọa đến tính mạng do dị vật làm tắc nghẽn đường thở dẫn đến thiếu ôxy.

Riêng dị vật ở âm đạo bé gái, bác sĩ CKI Đỗ Huy Trọng Hiếu (Bệnh viện Nhi đồng thành phố) cho hay trường hợp nghi ngờ dị vật âm đạo ở trẻ gái, việc nội soi âm đạo, thám sát, gắp dị vật là biện pháp tốt nhất. Ống nội soi phải là ống nhỏ để tránh gây tổn hại và rách các mô mềm xung quanh, nhất là màng trinh của bé.

Qua những trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng thành phố - khuyến cáo phụ huynh khi chăm sóc trẻ phải luôn có người giữ và theo dõi trẻ, nên quản lý đồ chơi của trẻ và các vật dụng có kích thước nhỏ.

Khi phát hiện trẻ ngậm phải vật lạ trong miệng, phụ huynh cần giữ bình tĩnh, không gây hốt hoảng, sợ hãi cho trẻ, nhất là không được dùng tay móc dị vật mà không nhìn thấy vì dễ làm dị vật lọt vào đường thở. Thay vào đó cần giữ tư thể trẻ dễ chịu, trấn an, dỗ dành và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Nhét kẹp tóc vào âm đạo

sk kep toc dai 2cm

Kẹp tóc dài 2cm nằm trong âm đạo của một bé gái 5 tuổi trong suốt 6 tháng qua - Ảnh: BVCC

Không những nuốt dị vật, trường hợp khác mới đây là bé gái 5 tuổi (ngụ tỉnh Lâm Đồng) nhét kẹp tóc dài 2cm vào trong âm đạo trong suốt 6 tháng qua. Kể từ đó vùng kín của bé bị viêm nhiễm, ra nhiều dịch mủ và khí hư.

Gia đình đã đưa bé đi khám và điều trị tại nhiều bệnh viện nhưng không chữa được dứt bệnh. Đến nay bé hay khóc và đau nhiều khi sờ vào vùng kín nên gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) điều trị.

Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện một dị vật dài 2cm nằm sâu bên trong âm đạo, sát mép cổ tử cung của bé.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bé được nhanh chóng đưa vào phòng phẫu thuật để tiến hành lấy dị vật khẩn cấp. Sau ít phút, các bác sĩ đã lấy thành công khối dị vật dài 2cm là một chiếc kẹp tóc nhỏ màu hồng ra khỏi âm đạo của bé.

Gắp dị vật 'găm' vào phế quản cho cụ ông bị viêm phế quản, viêm phổi hậu COVID-19

TTO - Trên nền bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hậu COVID-19, cụ ông 83 tuổi lại nuốt phải dị vật có kích thước khá lớn. Dị vật nằm tại phế quản trong thời gian dài, gây viêm, áp xe, nguy cơ chảy máu lớn, suy hô hấp.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar