10/08/2022 19:19 GMT+7

Cựu tổng thống bỏ trốn của Sri Lanka sẽ tới Thái Lan tạm trú

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Cựu tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã yêu cầu nhập cảnh vào Thái Lan sau khi rời Singapore. Ông Rajapaksa đã bỏ trốn khỏi Sri Lanka và từ chức trong bối cảnh biểu tình rầm rộ trong nước.

Cựu tổng thống bỏ trốn của Sri Lanka sẽ tới Thái Lan tạm trú - Ảnh 1.

Cựu tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa - Ảnh: REUTERS

Ông Rajapaksa đã chạy đến Singapore vào ngày 14-7 sau khi Sri Lanka rơi vào tình trạng bất ổn chưa từng có, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất nhiều thập kỷ.

Cựu tổng thống Sri Lanka kịp bỏ trốn trước khi hàng ngàn người biểu tình xông vào dinh thự và văn phòng của ông.

Cũng trong tháng 7, ông Rajapaksa từ chức tổng thống, trở thành nhà lãnh đạo Sri Lanka đầu tiên nghỉ việc giữa nhiệm kỳ.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cho hay nhà lãnh đạo 73 tuổi sẽ rời Singapore và đến thủ đô Bangkok của Thái Lan vào ngày 11-8. Bộ Ngoại giao Sri Lanka chưa bình luận về thông tin này.

Ông Tanee Sangrat, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan, cho biết ông Rajapaksa có hộ chiếu ngoại giao, được phép nhập cảnh vào Thái Lan 90 ngày. Phía Thái Lan không cho biết khi nào ông Rajapaksa tới.

"Việc nhập cảnh vào Thái Lan của cựu tổng thống Sri Lanka là để tạm trú. Phía Sri Lanka thông báo với chúng tôi rằng ông Rajapaksa không có ý định tị nạn chính trị ở Thái Lan, và sẽ đến nước khác sau đó", ông Sangrat nói.

Ông Rajapaksa đã không xuất hiện hay có phát biểu công khai nào kể từ khi rời Sri Lanka.

Hồi đầu tháng, Chính phủ Singapore cho biết nước này không dành cho cựu tổng thống Sri Lanka bất kỳ đặc quyền hay quyền miễn trừ nào.

Nhà lãnh đạo 73 tuổi từng phục vụ trong quân đội Sri Lanka và sau đó làm bộ trưởng Quốc phòng. Trong thời gian đó, quân đội Sri Lanka đánh bại phiến quân Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE) vào năm 2009, kết thúc cuộc nội chiến đẫm máu.

Cựu tổng thống bỏ trốn của Sri Lanka sẽ tới Thái Lan tạm trú - Ảnh 2.

Đã một tháng trôi qua kể từ cuộc biểu tình lớn buộc cựu tổng thống từ chức, bất ổn vẫn chưa dừng lại ở Sri Lanka - Ảnh: REUTERS

Một số nhà phê bình chỉ trích ông Rajapaksa và các thành viên trong gia đình đã quản lý kinh tế yếu kém, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước kể từ khi độc lập khỏi Anh năm 1948.

Anh trai của ông Rajapaksa là ông Mahinda Rajapaksa, cũng là cựu tổng thống và cựu thủ tướng. Em trai họ là Basil Rajapaksa giữ chức bộ trưởng tài chính cho tới đầu năm nay.

Tổng thống kế nhiệm Ranil Wickremesinghe cho rằng ông Rajapaksa nên hạn chế trở lại Sri Lanka trong tương lai gần. Các chuyên gia pháp lý cho biết nếu trở lại, ông Rajapaksa sẽ không được bảo vệ theo luật pháp trước những cáo buộc.

Sri Lanka gia hạn tình trạng khẩn cấp, bắt 2 thủ lĩnh biểu tình

TTO - Ngày 27-7, Quốc hội Sri Lanka gia hạn tình trạng khẩn cấp toàn quốc thêm một tháng, trong khi cảnh sát nói họ đã bắt giữ hai nhà hoạt động dẫn đầu các cuộc biểu tình phản đối cựu tổng thống nước này.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar