26/03/2019 06:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cựu thủ tướng Thaksin nói gì về cuộc bầu cử Thái Lan?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra tuyên bố có nhiều bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử ngày 24-3 có nhiều điểm "lạ lùng"

Cựu thủ tướng Thaksin nói gì về cuộc bầu cử Thái Lan? - Ảnh 1.

Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra - Ảnh: AFP

Một ngày sau khi cuộc được trông đợi của Thái Lan kết thúc với lợi thế nghiêng hẳn về Đảng Palang Pracharat (PPRP) ủng hộ quân đội, ông Thaksin đã xuất hiện liên tiếp trên các mặt báo quốc tế để chỉ trích kết quả.

Trả lời phỏng vấn báo Financial Times (Anh), cựu thủ tướng Thái Lan - người vẫn thể hiện tầm ảnh hưởng thông qua Đảng Pheu Thai, khẳng định đáng ra các đảng đối lập với PPRP đã thắng "dễ dàng" nếu không có những sự cố "rất lạ lùng" như hoãn thông báo kết quả.

Trong khi đó, trò chuyện với Straits Times (Singapore) qua điện thoại, ông Thaksin cũng nói mình tin cả cộng đồng trong nước và quốc tế đều "biết rất rõ sự bất thường trong kết quả và hành vi của Ủy ban bầu cử Thái Lan (ECT)".

Ông lấy ví dụ "cách cơ quan này thu thập kết quả và sau đó dừng lại. Ngay cả chủ tịch ECT cũng nói họ phải dừng lại vì không có máy tính".

"Phát ngôn này của chủ tịch ECT rất, rất buồn cười. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử bị thao túng", ông Thaksin nói.

Người mà cựu thủ tướng này đề cập là ông Ittiporn Boonprakong. Sau khi hoãn công bố kết quả bầu cử, ông Boonprakong đã giải thích rằng ông "không mang theo máy tính trên người".

Theo công bố ngày 25-3 của ECT, đảng có liên kết với ông Thaksin, Pheu Thai, thắng 137 trong số 350 ghế cử tri trong đợt kiểm phiếu ban đầu.

Đảng thân quân đội Palang Pracharath xếp sau cùng 97 ghế.

Khi được hỏi rằng cuộc bầu cử này có tự do và công bằng hay không, ông Thaksin lập tức trả lời: "Không, không. Bạn biết đấy, trong bất cứ cuộc chơi nào, nếu luật chơi không công bằng, kết quả sẽ không được công nhận. Nếu chúng tôi không có một chính phủ được coi trọng, làm thế nào chúng tôi trở nên sung túc"?

Ông Thaksin nhấn mạnh chính phủ mới nên ưu tiên việc hồi phục kinh tế.

Theo ông, cải tiến và công nghệ đang thay đổi nhiều nền kinh tế. Thái Lan vẫn chưa sẵn sàng cho công cuộc phát triển vì sự mất đoàn kết làm họ tiêu tốn quá nhiều thời gian. Ông Thaksin lưu ý rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để quân đội can thiệp quá sâu.

Chính phủ của ông Thaksin bị quân đội lật đổ vào năm 2006. Ông này sau đó trốn khỏi Thái Lan năm 2008 trước thời điểm bị kết án với tội danh tham nhũng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

Chiều 4-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường đến Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và có các hoạt động song phương tại Brazil.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar