04/01/2024 10:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cựu giám đốc CDC Hải Dương đã chia tiền cho ai sau khi nhận hối lộ 27 tỉ từ Việt Á?

Cựu giám đốc CDC Hải Dương khai nhận 27 tỉ từ Việt Á nghĩ là “tiền chia sẻ hậu đãi” không vi phạm pháp luật. Ông đã chia số tiền này cho người đứng đầu tỉnh ủy, giám đốc Sở Y tế cùng nhiều người khác.

Bị cáo Phạm Duy Tuyến - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bị cáo Phạm Duy Tuyến - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ngày 4-1, phiên tòa xét xử 2 cựu bộ trưởng cùng 36 người trong vụ án Việt Á tiếp tục phần xét hỏi, trong đó có cựu giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến.

Lời khai của bị cáo Phạm Duy Tuyến cho thấy Công ty Việt Á được địa phương này "ưu ái" mời về tham gia chống dịch, rồi bỏ qua các quy định pháp luật để ứng kit xét nghiệm và thanh toán tiền.

Tổng giám đốc Việt Á được mời tham dự nhiều cuộc họp chống dịch của Ban thường vụ tỉnh

Thậm chí, ông Tuyến cho biết nhiều cuộc họp chống dịch của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo phòng chống dịch còn mời cả tổng giám đốc Phan Quốc Việt dự cùng.

Tại tòa, giám đốc CDC Hải Dương xác nhận lời khai của cựu bộ trưởng Bộ Y tế, thời điểm bùng dịch bộ đã cử 4 đơn vị y tế về hỗ trợ địa phương này.

Tuy nhiên, theo ông Tuyến, việc này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu "thần tốc, cấp tốc" của công tác chống dịch vì mẫu xét nghiệm nhiều, mất thời gian vận chuyển mẫu dịch về Hà Nội.

Do đó, theo ông Tuyến, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã chỉ đạo đưa Công ty Việt Á vào chống dịch.

Ông Tuyến cho biết thêm, có nhiều lần Phan Quốc Việt còn được mời tham gia cuộc họp của Ban thường vụ Tỉnh ủy bàn về công tác chống dịch.

"Lý do gì Việt Á được tham gia cuộc họp của Ban thường vụ Tỉnh ủy?" - chủ tọa hỏi.

Ông Tuyến phân trần, khi đó Việt Á là đơn vị chủ công trong công tác xét nghiệm tại Hải Dương. Tỉnh này cũng đang sử dụng bộ kit của Việt Á để xét nghiệm nên Phan Quốc Việt được mời tham dự các cuộc họp của Ban thường vụ.

Thừa nhận việc ứng trước kit xét nghiệm của Việt Á "là chưa phù hợp", nhưng ông Tuyến lý giải do thời điểm đó yêu cầu cấp bách dịch bệnh "nên buộc phải làm vậy". Sau đó CDC Hải Dương hợp thức thanh toán tiền cho Việt Á bằng cách chỉ định thầu rút gọn.

Ông Tuyến khai đã ký 4 hợp đồng cung ứng kit xét nghiệm với Việt Á, tổng hơn 147 tỉ đồng.

Cựu giám đốc CDC Hải Dương nghĩ nhận tiền chia sẻ lợi nhuận thì không vi phạm

Tiếp tục khai, ông Tuyến cho biết sau khi thanh toán tiền các hợp đồng ký thì tổng giám đốc Việt Á "đề nghị trích lại phần trăm chia sẻ hỗ trợ với CDC Hải Dương".

"Bị cáo thấy Việt Á nói chia sẻ lợi nhuận, bị cáo nghĩ nhận tiền này không vi phạm pháp luật. Sau này bị bắt bị cáo mới biết là vi phạm pháp luật", ông Tuyến khai.

Giám đốc CDC Hải Dương thừa nhận đã 3 lần nhận với số tiền là 27 tỉ từ tổng giám đốc Việt Á.

Trước lời khai trên, chủ tọa truy tại sao nghĩ là không vi phạm pháp luật nhưng bị cáo lại yêu cầu Việt Á chuyển tiền vào tài khoản người thân mà không phải tài khoản của CDC Hải Dương?

"Đợt một nhận tiền bị cáo vẫn có suy nghĩ tiền này là Việt Á chia sẻ phần trăm hậu đãi nên không dùng tài khoản đơn vị vì phải báo cáo tài chính. Bị cáo đã mượn tài khoản của bạn bè, người thân để Việt Á chuyển tiền và dễ rút tiền ra", ông Tuyến khai.

"Lời khai của bị cáo mâu thuẫn với lời khai trước. Nếu nghĩ rằng nhận tiền không vi phạm thì vì sao bị cáo phải mượn tài khoản để Việt Á chuyển tiền?", chủ tọa truy.

Ông Tuyến tiếp tục biện minh nếu chuyển tiền vào tài khoản cơ quan thì phải báo cáo chi tiết hoạt động giải ngân và "không rút tiền mặt ra được".

"Tại sao lại chia cho giám đốc Sở Y tế nhiều tiền hơn bí thư tỉnh?" 

Theo cựu giám đốc CDC Hai Dương, khi đưa tiền tổng giám đốc Việt Á "gợi ý" chia cho những người có công đóng góp công tác chống dịch và một số lãnh đạo tỉnh. Còn cụ thể chia cho ai thì ông Tuyến chủ động.

Tiếp tục trả lời thẩm vấn, ông Tuyến khai đã ba lần đưa cho ông Phạm Xuân Thăng (cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) số tiền 600 triệu đồng và 50.000 USD.

"Số tiền đô la bị cáo lấy từ đâu?" - chủ tọa hỏi. Ông Tuyến cho biết tiền đô đưa cho ông Thăng là của người nhà gửi giám đốc CDC Hải Dương giữ hộ.

Người thứ hai được ông Tuyến chia tiền là Phạm Mạnh Cường (cựu giám đốc Sở Y tế), tổng số tiền 7 tỉ đồng.

"Tại sao bị cáo lại chia tiền cho giám đốc sở nhiều hơn bí thư tỉnh", chủ tọa đặt vấn đề.

Ông Tuyến khai do giám đốc sở là thủ trưởng trực tiếp, có đóng góp hỗ trợ nhiều cho bị cáo trong công tác chống dịch. Ông Cường cũng có công ký văn bản đề nghị tỉnh thanh toán tiền cho Việt Á.

"Bị cáo chia tiền cho những người này vì họ có nhiều đóng góp trong công tác chống dịch", ông Tuyến phân trần.

Ông Tuyến khai thêm, chia tiền tổng 1,8 tỉ cho nhiều người là lãnh đạo, cán bộ tại CDC Hải Dương, người ít thì 20 triệu, người nhiều thì 500 triệu đồng.

"Số còn lại hơn 16 tỉ bị cáo sử dụng vào các công việc cá nhân", ông Tuyến cúi đầu khai.

Bị cáo Phạm Xuân Thăng - Ảnh: DANH TRỌNG

Bị cáo Phạm Xuân Thăng - Ảnh: DANH TRỌNG

Cựu bí thư Hải Dương: Đưa Việt Á vào chống dịch vì tin tưởng sự giới thiệu của bộ trưởng Long

Tại tòa, ông Phạm Xuân Thăng khai trước thời điểm này Hải Dương xảy ra hai đợt dịch với quy mô nhỏ. Đến năm 2021, lần thứ ba dịch bùng phát, thời điểm này ông đang dự Đại hội Đảng toàn quốc.

Chủ tọa nhắc lại việc ông Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng Bộ Y tế) thời điểm đó gặp bị cáo Thăng tại đại hội và đặt vấn đề để Việt Á về Hải Dương chống dịch. "Bị cáo có nhận lời không và có tác động gì với các cơ quan ban ngành ở Hải Dương không?", chủ tọa truy vấn.

Ông Thăng khẳng định: "Bị cáo hoàn toàn không có tác động gì với các cơ quan tham mưu".

Cũng theo lời cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, ông sau đó có gặp và nói với Phạm Mạnh Cường (cựu giám đốc Sở Y tế Hải Dương) về vấn đề trên. Cường chỉ bảo "thế thì tốt quá".

Ông Thăng cũng thừa nhận tại cuộc họp Ban thường vụ Tỉnh ủy ngày 29-1-2021, ông đã giao UBND tỉnh phối hợp với Việt Á để chống dịch.

"Lý do vì sao Phan Quốc Việt được tham gia cuộc họp này?", chủ tọa hỏi. Ông Thăng giải thích "không biết cơ quan, cá nhân nào tham mưu để Phan Quốc Việt tham dự".

Chủ tọa tiếp tục truy vấn: "Việt tham dự như vậy có đúng thành phần không?". Ông Thăng đáp: "Trong thời gian dịch xảy ra, có thêm các thành phần tham dự để chống dịch là cần thiết".

Chủ tọa đặt thẳng vấn đề: "Có phải vì bị cáo Nguyễn Thanh Long đề xuất để Việt Á về Hải Dương chống dịch?".

Ông Thăng cho rằng: "Ông Long là người đứng đầu cơ quan y tế. Việc đưa Việt Á tham gia chống dịch là trên cơ sở các cơ quan ban đầu đề xuất cùng sự giới thiệu của ông Long, bộ trưởng, tôi tin tưởng sự giới thiệu này".

Ông Thăng thừa nhận nội dung cáo trạng truy tố hành vi của mình là đúng. Ông nhận một lần từ Việt Á khoản tiền 100.000 USD, thời điểm sau Tết do Phan Quốc Việt đưa. Ngoài ra, ông có nhận được từ ông Phạm Duy Tuyến 3 lần, tổng số là 600 triệu và 50.000 USD.

"Số tiền nhận được tôi sử dụng chi tiêu cá nhân", ông Thăng khai.

Hối lộ cả trăm tỉ, tổng giám đốc Việt Á nói chỉ là 'chia sẻ lợi nhuận vì cảm kích'

Tại tòa, tổng giám đốc Việt Á nói việc mình đưa tiền cho các cựu quan chức cũng chỉ là “chia sẻ lợi nhuận vì cảm kích" chứ không phải hối lộ. Đáng nói, có hàng triệu USD được Việt đi máy bay mang từ TP.HCM ra Hà Nội để… chia sẻ cho các cựu quan chức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cựu thứ trưởng hầu tòa trong vụ án Công ty Thái Dương khai thác đất hiếm bán sang Trung Quốc

Ông Nguyễn Linh Ngọc, cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, bị đưa ra xét xử trong phiên tòa dự kiến diễn ra 10 ngày, với cáo buộc tạo điều kiện cho Công ty Thái Dương khai thác trái phép đất hiếm.

Cựu thứ trưởng hầu tòa trong vụ án Công ty Thái Dương khai thác đất hiếm bán sang Trung Quốc

Xin xe vi phạm giao thông cho người quen không được quay ra chửi bới, đe dọa CSGT

Lê Đình Chiến trong tình trạng say rượu đã đến khu vực làm nhiệm vụ của cảnh sát và yêu cầu lực lượng chức năng bỏ qua lỗi vi phạm giao thông cho người quen. Khi bị từ chối, Chiến đã chửi bới, đe dọa, thách thức, gây mất trật tự.

Xin xe vi phạm giao thông cho người quen không được quay ra chửi bới, đe dọa CSGT

Chuyển giao đất vàng cho tư nhân, 'bộ sậu' Vinafood II hầu tòa

Sáng 12-5, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử 6 cựu lãnh đạo Vinafood II chuyển giao khu đất 132 Bến Vân Đồn (quận 4, TP.HCM) trái quy định cho Công ty Vĩnh Hội, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 113,7 tỉ đồng.

Chuyển giao đất vàng cho tư nhân, 'bộ sậu' Vinafood II hầu tòa

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Công an đã bắt nhanh đối tượng Hòa là người đàn ông mặc áo đen, đội mũ bảo hiểm đỏ sử dụng vật lạ (giống roi điện) chích điện vào phụ nữ ở phường Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang) gây xôn xao dư luận.

Công an bắt được đối tượng chích điện phụ nữ ở Phú Quốc

Công ty nợ tiền và giữ sổ bảo hiểm xã hội khi phá sản, phải làm sao?

Công ty tôi phá sản, còn nợ tiền bảo hiểm xã hội của nhân viên và giữ sổ bảo hiểm, phải làm sao?

Công ty nợ tiền và giữ sổ bảo hiểm xã hội khi phá sản, phải làm sao?

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar