16/10/2023 21:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cứu Đà Nẵng khỏi ngập bằng cách nào?

TS Lê Hùng - Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng - cho rằng sau 2 năm liên tiếp có lũ lớn, Đà Nẵng cần xem xét nghiêm túc quy hoạch, hệ thống tiêu thoát để từ đó điều chỉnh hợp lý trước khi tình hình thêm trầm trọng.

TS Lê Hùng (bên phải) tại một chương trình bàn giải pháp chống ngập khu vực đô thị - Ảnh: NVCC

TS Lê Hùng (bên phải) tại một chương trình bàn giải pháp chống ngập khu vực đô thị - Ảnh: NVCC

6 lần mưa dị thường ở Đà Nẵng trong 10 năm

Theo TS Hùng, thống kê các năm 1979 - 2022 cho thấy trong 10 năm gần đây, đã có 6 lần xuất hiện lượng mưa đột biến ở miền Trung.

Lượng mưa trung bình tăng lên khiến các vị trí ngập cục bộ cũng sẽ tăng lên. Đỉnh điểm là trận lũ lịch sử ngày 14-10-2022 ở Đà Nẵng.

Thiên tai dồn dập những năm qua đã cho thấy hệ thống thoát nước tại Đà Nẵng và các đô thị ven biển miền Trung hiện chưa đáp ứng năng lực thoát, kể cả khi thủy triều hạ.

Theo TS Hùng, để thoát lũ tại các đô thị nói chung thì cần quan tâm tới nhiều yếu tố.

Thống kê lượng mưa tại Đà Nẵng các năm 1979 - 2022 - Ảnh: LÊ HÙNG

Thống kê lượng mưa tại Đà Nẵng các năm 1979 - 2022 - Ảnh: LÊ HÙNG

Về mặt tổng thể cần mở rộng các tuyến thoát nước chính dẫn đến cửa xả trực tiếp ra các sông, biển. Tránh quy hoạch các tuyến ống đi vòng vèo. Đặc biệt tránh dẫn nước từ vùng thấp lên nơi cao.

Khi xây dựng các công trình đường giao thông, các khu đô thị cần xem xét vấn đề thoát lũ kỹ hơn để giảm ngập phía thượng nguồn.

"Cán bộ phụ trách cấp thoát nước, hạ tầng, đô thị, xây dựng, cầu đường, phòng chống thiên tai… cần phải có kiến thức lĩnh vực thủy văn - thủy lực.

Đây là nền tảng của bài toán thoát nước cho đô thị. Đơn vị quản lý lĩnh vực này cũng cần có những người có chuyên môn sâu, chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định liên quan tới rộng rãi cộng đồng", TS Hùng nói.

Cứu Đà Nẵng khỏi ngập cách nào?

Theo dõi bản đồ ngập tại đô thị Đà Nẵng thời gian qua có thể thấy các điểm ngập đa phần nằm ở vùng trũng thấp, hệ thống tiêu thoát bố trí chưa hợp lý.

Để hạn chế ngập thì Đà Nẵng cần mở rộng, bố trí thêm nhiều cửa xả ra các sông như ở vị trí Hà Khê ra biển, cửa xả đoạn từ Trần Thị Lý đến công viên Châu Á…

Khu dân cư thấp trũng dọc kênh Đa Cô (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) - Ảnh: B.D.

Khu dân cư thấp trũng dọc kênh Đa Cô (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) - Ảnh: B.D.

Cần phân vùng thoát nước theo các lưu vực cho hợp lý. Có thể thấy việc dẫn nước mưa khu vực đường Lê Thanh Nghị, Nguyễn Hữu Thọ và đường 30/4 ra kênh Đò Xu rồi đổ ra sông Cẩm Lệ là quá xa, chưa kể dẫn từ khu vực cao trình thấp lên khu vực có cao trình cao.

Tương tự như việc thoát nước về sông Phú Lộc thì nên tách hệ thống thoát nước riêng, nước thải và nước mưa. Tránh phải gom chung nước mưa về trạm làm hạn chế năng lực thoát do chảy vòng.

Cần xem xét xử lý lại các cửa xả để không tránh bị thắt cổ chai. Mặc dù hệ thống cống thượng lưu có khả năng thoát nhưng lại bị ứ đọng tại các cửa thoát dẫn đến ngập như tại các cửa thu trạm bơm Ông Ích Khiêm, trạm bơm Thuận Phước…

Nước ứ đọng chảy không kịp về bể hút nên máy bơm không thể hoạt động hết công suất.

Một trong nhiều tâm điểm ngập tại trục đường Tôn Đức Thắng, TP Đà Nẵng - Ảnh: B.D.

Một trong nhiều tâm điểm ngập tại trục đường Tôn Đức Thắng, TP Đà Nẵng - Ảnh: B.D.

Để giải quyết triệt để ngập úng ở Đà Nẵng thì cũng cần xem xét đánh giá kỹ các công trình thoát nước, hạ tầng kỹ thuật. Xem xét kỹ hiện trạng quy hoạch thoát nước, thoát lũ toàn thành phố.

Ngoài việc xác định số điểm ngập sau mỗi lần mưa, cần đánh giá mức độ ngập và khả năng chịu đựng tối đa lượng mưa của các khu vực là bao nhiêu.

Để tăng khả năng thoát, cần đầu tư thêm các công trình xây dựng nào theo từng giai đoạn.

Ngoài ra cần có các giải pháp ứng phó, tăng cường thông tin cảnh báo thiên tai, cảnh báo từng vị trí nguy cơ xảy ra ngập để người dân dễ nắm bắt nhất.

Sinh viên choáng váng khi Đà Nẵng ngập lụt

Chọn về Đà Nẵng để học và không mảy may nghĩ tới ngập lụt. Nhưng những trận lụt liên tiếp hai năm qua khiến một số sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Đà Nẵng thực sự choáng váng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar