08/10/2021 19:00 GMT+7

Cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp nói nên gọi Đài Loan là quốc gia

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp Alain Richard, trong khuôn khổ chuyến thăm tới Đài Bắc, cho rằng Đài Loan nên được gọi là một quốc gia

Cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp nói nên gọi Đài Loan là quốc gia - Ảnh 1.

Cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp Alain Richard tham dự họp báo ở Đài Loan ngày 8-10 - Ảnh: REUTERS

Phái đoàn thượng nghị sĩ Pháp do cựu bộ trưởng Quốc phòng Alain Richard dẫn đầu đang ở thăm Đài Loan.

Phái đoàn 4 người tới Đài Loan vào ngày 6-10 và dự kiến sẽ hội đàm với nhiều quan chức Đài Loan trước khi rời đi vào ngày 10-10.

Trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày 7-10, ông Richard cho biết Văn phòng đại diện Đài Loan tại Paris đang "làm rất tốt trong việc đại diện cho đất nước của bà".

"Điều gây ấn tượng với tôi là tên của hòn đảo này và đất nước này là Đài Loan. Vì vậy không có gì to tát khi ngăn cản đất nước này sử dụng tên của họ", ông Richard nói với các phóng viên sau đó bằng tiếng Anh.

Tên gọi của Đài Loan là một vấn đề phức tạp. Theo Hãng tin Reuters, Đài Loan không được hầu hết thế giới (những quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc) công nhận. Các văn phòng ngoại giao của hòn đảo ở các nước thường dùng tên Đài Bắc, nhằm tránh làm mất lòng Trung Quốc.

Chính cựu bộ trưởng Quốc phòng Pháp cũng thừa nhận với các phóng viên rằng việc gọi tên các văn phòng đại diện của Đài Loan là một vấn đề phức tạp.

Phát biểu của ông Richard được đưa ra vào thời điểm cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa Đài Loan và Trung Quốc. Chỉ trong 4 ngày tính từ ngày 1-10, gần 150 máy bay Trung Quốc đã bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan.

Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói việc gọi Đài Loan là quốc gia là hành động "vị phạm trắng trợn đồng thuận chung của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Pháp".

"Những người như ông Richard hoặc thiếu sự tôn trọng và hiểu biết cơ bản về các chuẩn mực quan hệ quốc tế, hoặc ảnh hưởng mối quan hệ giữa các nước dựa trên sự ích kỷ cá nhân", ông Triệu nói thêm. "Trung Quốc cực lực lên án và kiên quyết phản đối việc này".

Ông Richard từng là bộ trưởng Quốc phòng Pháp từ năm 1997 đến 2002, dưới thời tổng thống Jacques Chirac.

Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Nhật trao đổi về vấn đề Đài Loan

TTO - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vào ngày 8-10, cho rằng hai nước nên xử lý các vấn đề nhạy cảm như Đài Loan “theo cách thích hợp”.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Viện Kinh tế Mastercard vừa công bố báo cáo tỉ lệ lừa đảo du lịch ở các thành phố trên toàn cầu, trong đó cao nhất là thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Ukraine chỉ xác nhận có 6 binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công của tên lửa Nga tại trường bắn ở vùng Sumy. Chỉ huy đơn vị liên quan của Ukraine đã bị đình chỉ công tác.

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Việc Mỹ quyết định chờ đề xuất của Nga là diễn biến mới nhất trong lập trường thay đổi liên tục của Washington về việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar