29/01/2013 19:09 GMT+7

Cứu bất động sản là tạo cơ hội nhà ở cho người nghèo

Chinhphu.vn
Chinhphu.vn

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản không phải là tập trung “cứu nhà giàu”. Chính phủ luôn nhất quán chủ trương ưu tiên các đối tượng khó khăn.

Phóng to
Người phát ngôn của Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại họp báo - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2013, phóng viên báo Người Tiêu Dùng nhắc lại một số ý kiến cho rằng trong khi có tới 80% doanh nghiệp bất động sản thông báo có lãi trong năm 2012 như báo cáo của Bộ Xây dựng thì nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ với các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản chủ yếu là để “cứu nhà giàu”.

“Vậy người phát ngôn của Chính phủ nói gì với người dân, nhất là với những người đang kỳ vọng có thể được mua nhà thu nhập thấp?”, phóng viên đặt câu hỏi.

Người phát ngôn của Chính phủ Vũ Đức Đam nhắc lại: "Ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát toàn bộ thực trạng doanh nghiệp, hiện bộ đã xây dựng được một hệ thống báo cáo đầy đủ về "sức khỏe" doanh nghiệp, được cập nhật thường xuyên".

Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng khảo sát thị trường bất động sản. Trước khi Chính phủ ban hành nghị quyết 02, Thường trực Chính phủ và các bộ ngành, các ngân hàng thương mại lớn đã làm việc với TP.HCM và Hà Nội. Nghị quyết 02 của Chính phủ với các giải pháp hỗ trợ thị trường được ban hành dựa trên kết quả đánh giá khảo sát, ý kiến của các cơ quan chức năng, các địa phương, các ngân hàng, các hiệp hội bất động sản.

Người phát ngôn Chính phủ khẳng định: “Chính phủ không bao giờ chỉ tập trung cứu nhà giàu, Chính phủ điều hành để nền kinh tế phát triển”. Trong điều hành, Chính phủ luôn nhất quán ưu tiên các đối tượng khó khăn. Thời gian qua, chúng ta dành nhiều công sức phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo.

Trong các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản, Chính phủ xác định đây là một dịp để giúp người nghèo, những người trong điều kiện bình thường không thể mua được một căn hộ. Do đó, hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà là một ưu tiên hàng đầu.

Với các giải pháp của Chính phủ, “trong các đối tượng thụ hưởng, chắc chắn người có thu nhập trung bình được thụ hưởng nhiều hơn người giàu”, ông Vũ Đức Đam khẳng định.

Một điểm khác được người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh là trong quá trình xây dựng các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản, Chính phủ đã bàn và tính tới hai đặc điểm rất khác biệt của thị trường bất động sản Việt Nam so với các nước.

Thứ nhất, Việt Nam là nước đang phát triển, nên thị trường bất động sản gắn liền với nhiều ngành nghề như ngành xây dựng và ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng…

Thứ hai, ở nhiều nước, những người có thu nhập trung bình, trong đó có các đối tượng làm công ăn lương, lựa chọn thuê nhà là giải pháp đầu tiên cho bài toán nhà ở. Còn người Việt Nam có tâm lý muốn có nhà riêng trên mảnh đất của mình.

Các đặc điểm đó đã được Chính phủ cân nhắc đến và các giải pháp cụ thể sắp tới về tài chính, đất đai, quy hoạch, xây dựng… đều nhằm mục tiêu tháo gỡ cho bất động sản và giúp những người khó khăn tiếp cận nhà ở, đồng thời phát triển các thiết chế xã hội như trường học, bệnh viện thông qua việc chuyển đổi công năng sử dụng của một số dự án bất động sản.

Như đã đưa tin, nghị quyết 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu được ban hành ngày 7-1-2013 ban hành nêu rõ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ dành 20.000 - 40.000 tỉ đồng với thời hạn tối đa 10 năm để hỗ trợ các ngân hàng thương mại nhà nước cho vay mua nhà. Đồng thời, các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại… với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng.

Giải pháp hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội một mặt giúp cân đối cung cầu trên thị trường, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp, mặt khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, dần làm thị trường ấm lên, từ đó giải quyết được nợ xấu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Chinhphu.vn

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác ý tưởng đề xuất lấp biển Nha Trang xây tượng 'quốc mẫu', khách sạn dưới đáy biển

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã bác ý tưởng của doanh nghiệp đề xuất lấp biển Nha Trang xây tượng "quốc mẫu" Âu Cơ, khách sạn dưới đáy biển.

Bác ý tưởng đề xuất lấp biển Nha Trang xây tượng 'quốc mẫu', khách sạn dưới đáy biển

Bị chậm cấp sổ hồng, hộ dân ở Tân Bình lo phải đóng thêm 40 tỉ tiền đất nay ra sao?

Sở Nông nghiệp và Môi trường đã mời hộ dân ở quận Tân Bình lên để xem xét khiếu nại lần 2 về việc chậm cấp sổ hồng.

Bị chậm cấp sổ hồng, hộ dân ở Tân Bình lo phải đóng thêm 40 tỉ tiền đất nay ra sao?

Doanh nghiệp đề xuất lấp biển Nha Trang xây tượng 'quốc mẫu', làm khách sạn dưới đáy biển

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa giao các sở nghiên cứu, tham mưu về dự án của một doanh nghiệp đề nghị lấp biển Nha Trang thành đảo làm du lịch.

Doanh nghiệp đề xuất lấp biển Nha Trang xây tượng 'quốc mẫu', làm khách sạn dưới đáy biển

Masterise và xu hướng bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam

Không chỉ sở hữu danh mục bất động sản hàng hiệu lớn, Masterise Homes còn tiên phong dẫn dắt xu hướng 'branded residences' tại thị trường Việt Nam.

Masterise và xu hướng bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam

18 ‘chung cư mini’ vi phạm xây dựng xử lý chưa xong, Tân Bình bàn giao cho các phường sau sáp nhập

Quận Tân Bình giao lại hàng chục căn nhà dạng chung cư mini vi phạm xây dựng trên địa bàn cho các phường mới tiếp tục xử lý.

18 ‘chung cư mini’ vi phạm xây dựng xử lý chưa xong, Tân Bình bàn giao cho các phường sau sáp nhập

Đến năm 2050 TP.HCM sẽ ‘lời’ khoảng 965.900 tỉ đồng từ quỹ đất TOD

Dự kiến đến năm 2050 TP.HCM cần đầu tư 950.000 tỉ vào hạ tầng giao thông, tạo ra quỹ đất TOD và các vị trí tiềm năng khoảng 12.800ha.

Đến năm 2050 TP.HCM sẽ ‘lời’ khoảng 965.900 tỉ đồng từ 
quỹ đất TOD
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar