07/06/2020 14:44 GMT+7

Cường quốc tầm trung mở lối đi riêng

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Nhiều nước dự báo cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ kéo dài nhiều thập kỷ, trong khi đó vì không thể chọn phe nên các cường quốc tầm trung (middle power) đang bắn tín hiệu mở lối đi riêng.

Cường quốc tầm trung mở lối đi riêng - Ảnh 1.

Người dân đi ngang biển quảng cáo 5G tại London (Anh) ngày 14-4-2020 - Ảnh: Reuters

Quan điểm về cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như tác động của nó lên phần còn lại của thế giới, đã được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trình bày trong một bài viết cho tạp chí Foreign Affairs (Mỹ) ngày 4-6.

Lựa chọn thứ ba

Thủ tướng Singapore đã lặp lại điều ông từng nói vào tháng 11-2018, tại lễ bế mạc Thượng đỉnh ASEAN ở Singapore: một ngày nào đó, ASEAN phải chọn phe.

Như những chuyên gia quan sát chính trị khác, ông Lý xem cạnh tranh Mỹ - Trung là một cuộc xung đột ý thức hệ, sớm muộn cũng xảy ra, và có lẽ sẽ kéo dài vài chục năm nữa.

Mối lo ngại này cũng được giới phân tích chính trị Trung Quốc thừa nhận. Mới đây, GS Yan Xuetong của Đại học Thân Hoa (Bắc Kinh), một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc về đối ngoại, cũng cho rằng tình hình hiện nay thôi thúc các cường quốc tầm trung quyết đoán hơn trong việc triển khai các chiến lược ngừa rủi ro.

"Ở thế lưỡng cực hiện nay, các cường quốc tầm trung nhiều khả năng sẽ áp dụng chiến lược phòng ngừa đối với Mỹ và Trung Quốc. Các chiến lược này được ASEAN đưa ra vào năm 2012. Họ đứng về phía Trung Quốc về các vấn đề kinh tế, trong khi đứng về phía Mỹ về an ninh" - ông Yan nói với báo Hindu (Ấn Độ).

Theo GS Yan, gần đây chiến lược này trở nên phổ biến trong các cường quốc tầm trung như Đức, Nhật, Pháp và Anh. Sau đại dịch COVID-19, các cường quốc tầm trung sẽ trở nên quyết đoán hơn trong việc phòng ngừa, vì họ nhận ra rằng thế lưỡng cực này có thể kéo dài hàng thập kỷ.

Trên đường đua

Cường quốc tầm trung nổi bật ngày nay là những nước không phải siêu cường nhưng không nghèo và có ảnh hưởng nhất định tới trật tự toàn cầu. Với tiềm lực hiện có, họ đang tìm cách mở lối đi thứ ba thay vì phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc: thành lập liên minh tầm trung.

Vừa qua, tờ Times (Anh) cho biết Anh đang lên kế hoạch xây dựng một "liên minh 5G" gồm 10 thành viên. Đó là nhóm G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh và Mỹ), cộng thêm Úc, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Về lý thuyết, liên minh này gồm có Mỹ và nhằm tìm sự thay thế cho công nghệ 5G để tránh lệ thuộc vào Công ty Huawei (Trung Quốc). Nhưng thực tế nhóm này lại có những thành viên không nghe Mỹ 100% trong việc ngăn Huawei, ví dụ Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Pháp hay Canada. Điều đó có nghĩa đây là một sáng kiến cho cường quốc tầm trung vốn phải giữ lại quyền tự quyết ở một mức độ nào đó.

Tương tự, Ấn Độ và Úc cũng ra những tín hiệu khá rõ ràng về sự liên kết giữa các cường quốc tầm trung trong cuộc họp trực tuyến giữa thủ tướng hai bên mới đây.

Nhưng thách thức cho những liên minh tầm trung này không chỉ nằm ở kinh tế hay an ninh, hai thế mạnh của Trung Quốc và Mỹ. Các cường quốc tầm trung thay vào đó phải thúc đẩy tầm ảnh hưởng của riêng họ, cho những sáng kiến của riêng họ, nhằm đảm bảo vị thế và lợi ích quốc gia.

Điều này được thể hiện qua một điểm chung trong chính sách đối ngoại của họ. Đó là việc Hàn Quốc, Anh hay Ấn Độ những năm gần đây đều thúc đẩy những chính sách có tên na ná nhau, như "tầm nhìn hướng đông" hay "hành động hướng đông". Vì đi liền kinh tế và chính trị luôn có cái gọi là sức ảnh hưởng và tiếng nói trong các vấn đề quan trọng, đảm bảo lợi ích của đối tác như Đông Nam Á chẳng hạn.

Hay nói cách khác, các cường quốc tầm trung cần thể hiện sự lãnh đạo và khả năng thúc đẩy hợp tác trong các sáng kiến mới. Nỗ lực của Nhật Bản đối với một Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) không có Mỹ có thể là minh chứng rõ ràng.

Bên cạnh nhân tố lớn nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung, có thể nói cuộc đua của những liên minh cường quốc tầm trung cũng sẽ đóng góp rất đáng kể vào bức tranh hợp tác toàn cầu cũng như định hình một trật tự thế giới mới trong thời gian tới.

Vai trò của Việt Nam ra sao?

Học giả Stephen Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế, trụ sở Tokyo, Nhật Bản) cho rằng Nhật Bản nên thúc đẩy một sự đồng thuận nơi các cường quốc này nhằm mở rộng CPTPP. Đây là phương án giúp tạo ra một nhóm với những thành viên cùng chí hướng, đa dạng trong kinh tế - thương mại, và vì vậy có thể không chịu tác động quá nặng nề từ bất kỳ chiến lược cưỡng ép bằng kinh tế nào từ Trung Quốc.

Theo ông Nagy, những ứng viên cho một CPTPP mở rộng như vậy nên là Hàn Quốc hoặc Anh. Tuy nhiên, đó cũng có thể là các nước Đông Nam Á. Học giả này lấy Việt Nam làm ví dụ để chứng minh tính khả thi: "Nếu Việt Nam đã có thể đưa ra những cam kết cần thiết để gia nhập CPTPP chất lượng cao, không có lý do nào các nước ASEAN khác không thể làm điều tương tự".

Ông Lý Hiển Long: Trung Quốc không thể thay thế vai trò của Mỹ tại Đông Nam Á

TTO - "Dù có sức mạnh quân sự đang tăng lên, Trung Quốc sẽ không thể thay thế vai trò an ninh của Mỹ" - Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định về tầm quan trọng của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Apple vừa công bố một loạt tính năng mới dành cho người dùng iPhone và iPad, tập trung hỗ trợ những người khiếm thị, khiếm thính hoặc có nhu cầu đặc biệt.

Apple ra mắt loạt trợ năng mới cho người khiếm thị và khiếm thính

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Thông tin Philippines ngừng chương trình giáo dục phổ thông 12 năm gây tranh cãi K-12 khiến dư luận hoang mang, Bộ giáo dục nước này đã nhanh chóng khẳng định đây chỉ là tin giả.

Philippines bác bỏ tin đồn sẽ ngừng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm từ tháng 6

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Một bức ảnh chụp lại dòng dung nham từ núi lửa Etna trên đảo Sicilia ở Ý có hình giống chim phượng hoàng được xác nhận là ảnh thật, không phải sản phẩm trí tuệ nhân tạo như nhiều người nghi ngờ.

Bức ảnh núi lửa phun ra dung nham hình chim phượng hoàng là thật

Xử phạt xe cứu thương lạm dụng còi ưu tiên chở khách đi chụp ảnh

Một xe cứu thương thuộc công ty tư nhân Trung Quốc đã bị xử phạt, sau khi bị phát hiện lạm quyền: bật còi và đèn ưu tiên trái phép để chở khách du lịch lên điểm du lịch.

Xử phạt xe cứu thương lạm dụng còi ưu tiên chở khách đi chụp ảnh

Châu Âu lập quỹ quốc phòng 168 tỉ USD

Quỹ cho vay hơn 168 tỉ là sự thay đổi bước ngoặt của châu Âu giữa bối cảnh căng thẳng chiến sự ở Ukraine và sức ép tăng chi tiêu quốc phòng từ Mỹ.

Châu Âu lập quỹ quốc phòng 168 tỉ USD

Ba Lan tịch thu 5 tấn lốp máy bay Boeing vận chuyển lén sang Nga

Ba ​​Lan vừa tịch thu một lô hàng lốp xe cho máy bay Boeing đang được vận chuyển đến Nga.

Ba Lan tịch thu 5 tấn lốp máy bay Boeing vận chuyển lén sang Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar