21/12/2024 16:49 GMT+7

Cuối năm xem lại app thu chi, bạn trẻ giật mình 'xài gì dữ vậy'

Minh Tiến (27 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) giật mình khi vào mục tổng quan tài chính trên ứng dụng ngân hàng mình đang dùng.

Cuối năm xem lại app thu chi, bạn trẻ giật mình 'xài gì dữ vậy' - Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ lúc xài tiền thì vui vẻ, cuối năm nhìn lại số tiền thu chi bỗng hết hồn - Ảnh: MÂY TRẮNG

"Tôi xài kiểu lương tháng nào xào tháng đó, không có thói quen tiết kiệm. Năm nào khoản tiền mua sắm Tết cũng nhờ vào lương tháng 13 và thưởng Tết", anh nói.

Lương tháng nào "xào" tháng đó

Năm 2024 dần khép lại, nhiều bạn trẻ bắt đầu tổng kết, kiểm kê các khoản chi, khoản mình để dành được trong năm.

Thời buổi hiện đại, các bạn thường chọn tổng kết thu chi qua các ứng dụng thu chi, app ngân hàng hoặc ví điện tử. Không ít bạn giật mình khi nhìn lại khoản tiền đã chi tiêu.

Họ nhận ra rằng những khoản mua sắm tưởng chừng nhỏ nhặt lâu ngày lại tích tụ thành con số không hề nhỏ.

Cuối năm xem lại app thu chi, bạn trẻ giật mình 'xài gì dữ vậy' - Ảnh 2.

Theo Minh Hà, bạn trẻ nên kiểm soát thu chi, lập kế hoạch tài chính dài hạn thay vì tiêu xài vô tội vạ - Ảnh: MÂY TRẮNG

Đi làm gần 5 năm, Minh Tiến cho biết việc quản lý tài chính không tốt khiến anh thường xuyên rơi vào trạng thái làm được bao nhiêu hết bấy nhiêu.

"Trong năm tiền lương và thu nhập từ công việc bán thời gian cũng ổn. Nhưng cuối năm kiểm tra lại thì tôi giật mình sao mình tiêu nhiều thế", anh chia sẻ.

Tương tự, Ngọc Thu (29 tuổi, ngụ TP Dĩ An, Bình Dương) ngạc nhiên khi kiểm tra phần tổng kết thu chi. Dù chỉ chi cho các khoản cố định như tiền phòng trọ, ăn uống hằng tháng, biếu bố mẹ… nhưng Thu không hiểu sao mình lại tiêu hết ngần ấy tiền.

Cô kể: "Ngày nào tôi cũng xài vài trăm ngàn đồng. Những khoản nhỏ như tiền cà phê, ăn vặt, thanh toán đơn hàng tưởng không đáng kể, nhưng cộng dồn lại thì năm nay tôi tiêu gần 200 triệu đồng.

Tôi thực sự hoa mắt, chóng mặt khi nhìn con số đó".

Theo Thu, nguyên nhân một phần là do việc thanh toán tiện lợi qua mã QR khiến cô không cảm nhận được việc tiền đội nón ra đi như khi trả bằng tiền mặt. Sự tiện lợi đã vô tình khiến cô chi tiêu thoải mái hơn mức cần thiết.

Quốc Bảo (nhân viên văn phòng, ngụ quận Bình Thạnh) thi thoảng vào điện thoại xem thống kê thu chi trên các ứng dụng. Nhưng anh xem cho biết chứ không để tâm.

"Tôi là con trai nên không chi li được. Bây giờ cái gì cũng đắt, hễ ra đường là phải tốn tiền. Tôi chỉ mong năm sau có thêm việc làm để tăng thu nhập, chứ không muốn tiết kiệm quá mức khiến cuộc sống gò bó", anh bộc bạch.

Chàng trai 26 tuổi cho rằng cố gắng tăng thu nhập vẫn là cốt lõi thay vì phải giảm bớt các khoản chi tiêu.

Kiểm soát thu chi để cuối năm không hối hận

Một số bạn trẻ thừa nhận rằng sự thiếu kiểm soát tài chính, không nắm rõ số tiền thu chi dễ dẫn đến tình trạng xài hết tiền mà không biết đã chi vào đâu.

Chẳng hạn, vào các đợt giảm giá trên các sàn thương mại điện tử hoặc khi mua qua livestream, các bạn thanh toán "giỏ hàng" vô tội vạ. Thói quen này tưởng là rẻ và giúp tiết kiệm nhưng đôi khi còn tốn kém nhiều hơn.

Do đó, các bạn cho rằng nên tận dụng công nghệ để quản lý thu chi sao cho hiệu quả.

Minh Hà (28 tuổi, ngụ quận 7) cho rằng những ứng dụng ngân hàng và ví điện tử không chỉ là công cụ thanh toán mà còn cung cấp cái nhìn tổng quan về thu chi. Các app này giúp người dùng điều chỉnh thói quen tài chính hợp lý hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm, Hà kể mình có thói quen kiểm soát chi tiêu từ sớm. Là nhân viên văn phòng với mức lương cố định, cô chuyển một phần thu nhập vào tài khoản tiết kiệm trả góp ngay sau khi thanh toán các hóa đơn hằng tháng.

Mỗi ngày khi ăn uống, mua sắm món gì, cô đều lưu lại trong biểu đồ thu chi. Những chi tiêu lặt vặt cộng dồn lại cuối tháng cũng tốn kém không ít.

"Tôi không giỏi công nghệ nhưng ráng mày mò. Bây giờ các ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử đều có biểu đồ rõ ràng để theo dõi thu chi, tháng này nhiều hơn hay ít hơn tháng trước. Nhờ vậy mà tôi quản lý chi tiêu tốt hơn", Hà chia sẻ.

Điều này xuất phát từ cú sốc cách đây 2 năm. Cận Tết năm 2022, công ty cô thông báo giảm nửa lương và không thưởng Tết do ảnh hưởng dịch COVID-19.

"Dù khó khăn nhưng nhờ thói quen tiết kiệm, tôi vẫn có tiền sắm sửa cho gia đình, biếu bố mẹ mà không thấy hụt hẫng", Hà nói.

Năm mới đang đến gần, Hà nhắn nhủ đây là lúc mỗi người tự nhìn lại và lập kế hoạch tài chính dài hạn, thay vì hết hồn khi tổng kết thu chi dịp cuối năm rồi đâu lại vào đó.

Người trẻ xài tiền - Kỳ 1: Trắng đêm 'săn sale' và 'tiền đi một nửa hồn tôi mất'

TTO - Một bộ phận giới trẻ ngày nay sớm độc lập tài chính nên tự chủ tiêu xài, biết đầu tư để tiền sinh ra tiền, lo cho tương lai.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar