27/01/2011 10:27 GMT+7

Cuối năm đi chợ đồ cổ, đồ cũ

HƯƠNG THỦY - TIẾN THÀNH
HƯƠNG THỦY - TIẾN THÀNH

TTO - Tượng Phật Bà bằng đồng, quạt đồng, bát sứ cổ, đèn dầu Hoa Kỳ… Thứ gì là đồ cũ đều có, nhưng không phải chỉ đem bán mà còn để ngắm, để chơi. Đó là phiên chợ đồ cổ, đồ cũ độc đáo chỉ họp duy nhất một lần trong năm, từ 20 tháng chạp trở đi trên phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Phóng to

Phiên chợ đồ cổ họp ngay ở vỉa hè hay dưới mép đường để khách tiện chiêm ngưỡng, mua sắm - Ảnh: Tiến Thành

Thứ gì cũng có…

Quãng đường chưa đầy 50m dọc phố Hàng Mã (đoạn ngã tư cắt phố Lương Văn Can) đã có hơn chục hàng đồ cổ. Đồ được rải bán trên vỉa hè, đủ chủng loại, chẳng hàng nào giống hàng nào. Tưởng như khách tới đây muốn tìm gì cũng có, “tất nhiên chỉ là những món đồ thường thường bậc trung thôi, còn đồ rất cổ, rất quý thì chúng tôi không mang ra đây được” - anh Trần Mẽ, chủ một cửa hàng đồ cổ, cho biết.

Nào bát, đĩa, ấm, chén, thìa, liễn... bằng sành, sứ, gốm từ thời Lý, thời Trần, thời Lê đến những món đồ đồng như chậu, lư, chuông, bàn là than... từ triều Nguyễn, thời Pháp thuộc; nào tiền giấy Đông Dương, tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành qua các thời kỳ; thậm chí có cả những bộ dụng cụ săn bắt của người cổ Đông Sơn đã có cách đây 2.000 - 2.500 năm... Khách tới đây rất dễ bị mê hoặc bởi những món đồ độc và lạ, nhưng nếu không hỏi chủ hàng, cứ đoán già đoán non mãi cũng không thể biết được đó là thứ đồ gì.

Nhiều chủ hàng dọc khu chợ này tâm sự những món đồ ở đây không hoàn toàn là đồ cổ thật sự, mà có thể là đồ giả cổ hoặc là đồ cũ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhiều người hiện nay có đam mê với những món đồ cũ kỹ in dấu thời gian, nhưng do tầm hiểu biết và khả năng tài chính không cho phép nên mặc dù rất thích đồ cổ, họ cũng tạm hài lòng với những món đồ giả cổ. Bởi giữa một rừng bát đĩa ấm chén, lư hương, chân nến với mẫu mã màu mè bắt mắt, thì một chiếc bát, cái thìa hay chiếc đèn dầu mang vẻ cũ kỹ, thậm chí hơi sứt mẻ lại có giá trị thẩm mỹ và giá trị tinh thần rất cao.

Ngắm là chính, mua bán là phụ

Phóng to

Tượng Phật bằng đồng là món đồ phổ biến bày bán trong chợ - Ảnh: Tiến Thành

Hình thức chợ đồ cổ, đồ cũ đã có từ rất lâu đời, và nơi góc phố Hàng Mã chính là sự tiếp nối truyền thống mà cha ông ta để lại. Theo anh Trần Mẽ, một người chơi đồ cổ đã ngót 20 năm, chợ họp ra không phải để buôn bán nhằm mục đích kinh tế, mà chủ yếu để những người có chung niềm đam mê trao đổi, giao lưu đồ cổ với nhau.

“Chợ họp vào những ngày giáp tết, mỗi người chọn cho mình vài món đồ để rồi cứ hết một năm, người đi xa kẻ ở gần lại gặp nhau, tụ họp nhau tại đây. Có thể năm nay mua món đồ này, năm sau mang ra bán lại. Cùng trò chuyện về đồ cổ, đó mới là niềm vui thật sự của những người trong giới chúng tôi”.

Không giống như những chợ buôn bán khác, ở chợ đồ cổ ai ai cũng có thể ngồi ngắm nghía, mân mê, tần ngần hồi lâu rồi lại đặt đồ xuống mà không sợ chủ hàng buông một tiếng phàn nàn.

Sau nhiều năm hoạt động, chợ đồ cổ không chỉ còn là mảnh đất riêng cho những người chơi đồ cổ như anh Mẽ, mà dần dần đã trở thành điểm dừng chân của nhiều người dân cả trong và ngoài nước. Họ quan niệm mua một món đồ cổ vào dịp năm mới sẽ mang lại may mắn cho cả năm.

Như anh Nguyễn Ngọc Khánh (nhà 11 phố Nguyễn Thiệp), những ngày giáp tết năm nào anh cũng duy trì thói quen tới đây ngắm nghía cho mình một món đồ, bởi theo anh, một món đồ đựng nước hoặc món đồ có hình dáng tròn trịa, cân xứng sẽ là vật cầu may cho anh và gia đình có một năm hạnh phúc, thành công và viên mãn.

Một số hình ảnh của chợ đồ cũ, đổ cổ:

Phóng to

Các loại tiền Đông Dương in từ những năm 1940-1950 này có giá dao động 100.000 - 200.000 đồng/ tờ - Ảnh: Tiến Thành

Phóng to

Tượng người cưỡi trâu đồng có đủ loại kích thước to, nhỏ để khách có thể lựa chọn - Ảnh: Tiến Thành

Phóng to

Những người có tuổi thường chọn các món đồ bằng sành sứ hình tròn để đem may mắn về nhà - Ảnh: Tiến Thành

Phóng to

Nam thanh niên thì chọn những đồ có hình dáng con vật như trâu đồng, mèo đồng - Ảnh: Tiến Thành

Phóng to

Những chiếc đèn cổ từ thời Pháp thuộc - Ảnh: Tiến Thành

Phóng to

Người mua tha hồ ngắm hoặc mua các loại bát sứ được bày tại chợ đồ cổ - Ảnh : Tiến Thành

Phóng to

Tượng con công bằng đồng nặng gần 7kg - Ảnh: Tiến Thành

Phóng to
Bức tượng Khổng Minh Gia Cát Lượng bằng đồng có giá vài trăm ngàn - Ảnh: Tiến Thành
HƯƠNG THỦY - TIẾN THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Hội An đưa du khách đi tour... vớt rác rừng dừa Bảy Mẫu

Trong mùa thấp điểm du lịch quốc tế, doanh nghiệp lữ hành ở Hội An đã tổ chức đưa du khách tham quan rừng dừa kết hợp dọn rác. Tour du lịch này được khách hưởng ứng.

Doanh nghiệp Hội An đưa du khách đi tour... vớt rác rừng dừa Bảy Mẫu

Mặt biển Nhơn Lý như nở hoa sau cú bung chài điệu nghệ

Qua bàn tay lành nghề của các ngư dân lão luyện làng biển Nhơn Lý, những kỹ thuật thả lưới vây để bắt cá cơm, ruốc biển, mực... trở nên điệu nghệ dưới con mắt du khách.

Mặt biển Nhơn Lý như nở hoa sau cú bung chài điệu nghệ

Vườn nho mẫu đơn trĩu quả khiến du khách mê mẩn 'sống ảo'

Vườn nho mẫu đơn trĩu quả của nông dân Tống Minh Hải ở Ninh Thuận đang trở thành điểm tham quan mới. Nho mẫu đơn có vị ngọt thanh hấp dẫn, quả đẹp long lanh khiến du khách mê mẩn sống ảo.

Vườn nho mẫu đơn trĩu quả khiến du khách mê mẩn 'sống ảo'

Ăn chơi ‘tẹt ga’ ở đảo ngọc Quan Lạn với 2,5 triệu đồng

Được mệnh danh là ‘viên ngọc xanh’ của Quảng Ninh với làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn cùng loạt đặc sản trời ban, Quan Lạn là hòn đảo đang được săn đón dịp hè này.

Ăn chơi ‘tẹt ga’ ở đảo ngọc Quan Lạn với 2,5 triệu đồng

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Sau sáp nhập, tỉnh mới này sẽ sở hữu hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam, trong top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới có cảnh sắc thơ mộng, trữ tình.

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Ngủ trên vách núi cheo leo cao 1.600m: Trải nghiệm mạo hiểm mới tại Hồ Nam, Trung Quốc

Du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác ngủ trên chiếc giường treo lơ lửng ở độ cao 1.600m, tất nhiên là với đầy đủ trang thiết bị an toàn.

Ngủ trên vách núi cheo leo cao 1.600m: Trải nghiệm mạo hiểm mới tại Hồ Nam, Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar