29/04/2009 05:41 GMT+7

Cuộc trình diễn của gốm Lái Thiêu

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TT - "Các sản phẩm gốm Lái Thiêu mang thông điệp về văn hóa ẩm thực miền Nam. Ðừng nghĩ người dân Nam bộ ăn uống chỉ là "chặt to kho mặn". Khi tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tập gốm Lái Thiêu, chúng tôi mới thấy thực tế văn hóa ẩm thực của cha ông mình ở miền Nam rất tinh tế, văn hoa, phong phú lắm...".

Phóng to

Nồi pứu - niên đại 1950

Nhà sưu tập Nguyễn Anh Kiệt mở đầu cuộc triển lãm "Gốm Lái Thiêu - gốm gia dụng miền Nam" bằng những lời "phát hiện" như vậy.

Đa dạng và sinh động

Dòng gốm Lái Thiêu hình thành từ khoảng năm 1860, khi những người Hoa gốc Quảng Ðông, Triều Châu, Phú Kiến dừng chân định cư nơi đây mang theo nghề làm gốm truyền thống. Từ đó, kỹ thuật gốm của những Hoa kiều được sáng tạo trên nền đất, nước, lửa của miệt Lái Thiêu, làm nên những dòng sản phẩm gốm riêng biệt.

Ðiều đáng quý là gốm Lái Thiêu từ khi ra đời luôn được trân trọng bởi chính những người con của vùng đất Nam bộ. Chính họ đã nâng niu, giữ gìn, tìm hiểu, sưu tập từ hiện vật đến thông tin về những làng nghề... để phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM làm nên một triển lãm chuyên đề gốm Lái Thiêu hôm nay.

Dòng chảy của gốm Lái Thiêu đa dạng quá đỗi, nên chỉ với những hiện vật tiêu biểu cho mỗi chủ đề, triển lãm đã khiến Bảo tàng Mỹ thuật huy động 13 phòng trưng bày mới đủ sức chứa.

Không gian sống của cụm từ "gốm gia dụng" thật ra rộng lớn hơn nhiều so với cách hình dung "đây là các vật dụng hằng ngày". Bởi gốm Lái Thiêu bên cạnh những dòng sản phẩm trang trí như ngói âm dương men xanh, khung gió tráng men còn có cả những sản phẩm thờ như ông Nhật bà Nguyệt, cá chép hóa rồng, tượng Phật, tượng Thánh Mẫu, tượng ông Ðịa...

Và sức sống sinh động của gốm Lái Thiêu thuộc về các sản phẩm vật dụng hằng ngày. Những du khách của thế kỷ 21 sẽ rất tần ngần khi bắt gặp chiếc nồi lẩu (cù lao) bằng gốm Lái Thiêu, để rồi hình dung những bữa ăn nóng sốt của cha ông thời đầu thế kỷ trước, lúc các sản phẩm bằng nhôm chưa phổ biến như bây giờ.

Hay khi bắt gặp hàng loạt kiểu bình dùng đựng nước tương, giấm, nước mắm Phú Quốc, các loại tô, thố dùng đựng riêng thức ăn trong chùa, các hộp gốm sản xuất theo đơn đặt hàng để đựng kẹo mạch nha, đến như hãng dầu Nhị Thiên đường cũng một thời sử dụng gốm Lái Thiêu làm hộp đựng, thật là một loại "bao bì" độc đáo, ngày nay trở thành cổ vật hiếm hoi đối với giới sưu tập gốm...

Ngày xưa ngôi chợ Lái Thiêu là nơi tập hợp các sản phẩm gốm để lưu xuất đi nhiều nơi trong vùng và sang cả các nước láng giềng. Chú Nhỏ Lái Thiêu (Lý Thân) đến nay còn nhớ khung cảnh chợ gốm ngày xưa: "Tiệm vựa chứa đồ gốm đủ thứ: chén, dĩa, tô tộ, bình bông, ống nhổ, lư hương, nồi, siêu, tay cầm...", rồi các loại chóe rượu, lu khạp, chậu bông, đôn, ảng, vịm....

Phóng to
Nồi lẩu bằng gốm Lái Thiêu - niên đại 1942
Phóng to

Đèn cao chân hình thiếu nữ ngực trần -Ảnh: L.Điền

Dân gian và hàn lâm

"Này, có những sản phẩm của Lái Thiêu mà ngày nay nói tên chưa chắc dân Nam bộ biết đâu, điển hình như cái vịm". Nhà sưu tập Trương Ngọc Tường vừa nói vừa dẫn cô du khách chỉ vào một sản phẩm giống như chiếc chậu nhỏ tráng men vẽ hình hoa điểu: đây là cái vịm dùng để đánh bột, làm bánh - sản phẩm chính hiệu Lái Thiêu.

Sau khi bỏ nhiều thời gian và công sức cho chuyên đề triển lãm này, điều thú vị tâm đắc của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng là phát hiện ở gốm Lái Thiêu một dụng cụ có chức năng hầm xương như một nồi áp suất hiện nay, gọi là cái nồi pứu - một loại vật dụng phổ thông thời 1950 nhưng "đã từ lâu vắng mặt trong đời sống người dân rồi" - ông chép miệng.

Len lỏi và có mặt chủ yếu ở những nhà bình dân, nhưng đề tài mỹ thuật với các hình họa trên gốm Lái Thiêu lại có hẳn một dòng mang nội dung điển tích hàn lâm như: Bát tiên, Thất hiền, Tứ dân tứ thú (ngư, tiều, canh, độc), Long truy (rồng rượt đuổi), Lưỡng long tranh châu, Lưỡng long triều nhật... Và theo ghi nhận của nhà nghiên cứu Lý Lược Tam, gốm Lái Thiêu có một loại chóe người Trung Hoa gọi là "Tướng quân quán" (mũ tướng quân). Ðây là loại chóe có nắp hình bán cầu úp, miệng chóe hơi loe ra, đỉnh nắp có núm bảo châu hình tròn, giống như kim khôi của các tướng sĩ, nên gọi là "Tướng quân quán". Với những kiểu thức và tên gọi như thế, gốm Lái Thiêu còn chờ người tri kỷ để hiểu nhau ở tầm mức sâu hơn.

Còn khách trẻ hôm nay thì xuýt xoa trước mô thức thẩm mỹ của nghệ nhân Lái Thiêu khi tạo dáng ống đũa và chiếc đèn cao chân hình thiếu nữ để ngực trần. Sản phẩm không câu nệ đường nét chuyên môn, nhưng rõ ràng đây là hiện thân của một tâm thế thị hiếu dân gian, đối trọng với những điển tích hàn lâm trên kia, chưa chắc loại nào bán chạy hơn loại nào.

Và cứ đến bảo tàng thấy du khách dừng lâu trước món gốm Lái Thiêu nào thì biết...

Triển lãm “Gốm Lái Thiêu - gốm gia dụng miền Nam” diễn ra từ 28-4 đến hết tháng 5-2009, trưng bày 639 hiện vật được phân theo nhóm chủng loại. Trong đó, Bảo tàng Mỹ thuật có 215 hiện vật và 424 hiện vật của các nhà sưu tập tư nhân: Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Lý Lược Tam, Nguyễn Anh Kiệt, Trần Phương Thảo, Nguyễn Đại Phúc, Huỳnh Duy Thiết...

Phóng to
Khách tham quan khu triển lãm gốm Lái Thiêu trường phái Quảng Đông- Ảnh: L.Điền
LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar