08/10/2023 11:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cuộc tấn công 'chưa từng có' của Hamas vào Israel diễn ra như thế nào?

Nhóm vũ trang Hamas, một lực lượng Hồi giáo Palestine đang kiểm soát dải Gaza, mở một cuộc tấn công bất ngờ quy mô lớn vào Israel trong ngày 7-10, bằng cả đường bộ, đường biển, và đường không.

Đội cứu hỏa Israel dập tắt ngọn lửa ở bãi đậu xe bên ngoài một tòa nhà dân cư sau vụ tấn công thành phố Ashkelon, phía nam Israel ngày 7-10 - Ảnh AFP

Đội cứu hỏa Israel dập tắt ngọn lửa ở bãi đậu xe bên ngoài một tòa nhà dân cư sau vụ tấn công thành phố Ashkelon, phía nam Israel ngày 7-10 - Ảnh AFP

Chuyện gì đã xảy ra?

“Hỡi các công dân Israel, chúng ta đang có chiến tranh”, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói trong một thông điệp video ngay sau khi Hamas bắn một loạt tên lửa và đưa các tay súng vũ trang sang Israel để mở cuộc tấn công trên nhiều mặt trận.

Đây là cuộc tấn công chưa từng có suốt chiều dài cuộc xung đột âm ỉ hơn 70 năm giữa Israel và Palestine, theo Đài CNN.

Khoảnh khắc tòa nhà 14 tầng bị tiêm kích đánh sập ở Dải Gaza

Cập nhật của Hãng tin Reuters tính đến 11h ngày 8-10 theo giờ Việt Nam, cuộc tấn công của Hamas vào Israel đã giết ít nhất 250 người Israel và hàng ngàn người bị thương. Trong khi Gaza ghi nhận ít nhất 230 người chết trong các cuộc tấn công trả đũa của Israel.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết nhóm Hamas từ Gaza đã tiến vào lãnh thổ Israel bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, một số sử dụng dù lượn. IDF cảnh báo người Israel sống gần dải Gaza hãy ở trong nhà của họ.

Binh lính Israel chiếm vị trí trong cuộc đụng độ với các tay súng Palestine ở Gevim Kibbutz, gần biên giới với Gaza vào ngày 7-10 - Ảnh: AFP

Binh lính Israel chiếm vị trí trong cuộc đụng độ với các tay súng Palestine ở Gevim Kibbutz, gần biên giới với Gaza vào ngày 7-10 - Ảnh: AFP

Muhammad Al-Deif, một chỉ huy quân sự của Hamas, gọi chiến dịch mà nhóm này đang tổ chức là “Cơn bão Al-Aqsa”. Ông này nhấn mạnh chiến dịch đổ bộ vào Israel là đáp trả cho các cuộc tấn công phụ nữ, hành vi xúc phạm nhà thờ Hồi giáo al-Aqsa ở Jerusalem và cuộc bao vây Gaza đang diễn ra.

Để phản công, Israel đã phát động “Chiến dịch Thanh kiếm sắt”, hướng tới một số mục tiêu ở dải Gaza. Thủ tướng Netanyahu cho biết phản ứng của Israel đối với cuộc xâm nhập của Hamas buộc nhóm chiến binh này “phải trả một cái giá khủng khiếp” .

Người Israel hiến máu tại một bệnh viện ở Tel Aviv ngày 7-10 - Ảnh: AFP

Người Israel hiến máu tại một bệnh viện ở Tel Aviv ngày 7-10 - Ảnh: AFP

Bên trong dải Gaza, người ta có thể nghe thấy tiếng gầm rú của máy bay chiến đấu Israel, tiếp theo là những tiếng nổ dữ dội và những cột khói đen bốc lên.

Người Palestine bị cấm vượt qua các trạm kiểm soát để vào Jerusalem từ Bờ Tây, trong khi Israel cho biết họ sẽ đóng cửa tất cả các cơ sở giáo dục vào ngày 8-10.

Vì sao hai bên lâm vào tình cảnh này?

Một thanh niên Palestine ở phía bắc dải Gaza vui mừng đứng bên cạnh một chiếc xe của Israel đang bốc cháy, mà các tay súng Palestine mang về Gaza vào ngày 7-10 - Ảnh: REUTERS

Một thanh niên Palestine ở phía bắc dải Gaza vui mừng đứng bên cạnh một chiếc xe của Israel đang bốc cháy, mà các tay súng Palestine mang về Gaza vào ngày 7-10 - Ảnh: REUTERS

Căng thẳng giữa Israel và người Palestine đã tồn tại từ trước khi Israel tuyên bố lập quốc vào năm 1948. Hàng nghìn người ở cả hai bên đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong cuộc xung đột âm ỉ kéo dài trong nhiều thập kỷ qua.

Bạo lực đặc biệt gia tăng trong năm nay. Số người Palestine - dân quân và dân thường - bị lực lượng Israel sát hại ở Bờ Tây đang ở mức cao nhất trong gần hai thập kỷ.

Tương ứng, nhiều người Israel và người nước ngoài, đa số là thường dân, đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của người Palestine.

Một đám khói bốc lên phía trên các tòa nhà ở thành phố Gaza vào ngày 7-10 trong một cuộc không kích của Israel - Ảnh: AFP

Một đám khói bốc lên phía trên các tòa nhà ở thành phố Gaza vào ngày 7-10 trong một cuộc không kích của Israel - Ảnh: AFP

Israel và lực lượng Hồi giáo Palestine Hamas đã tham gia vào xung đột vũ trang ngay từ cuộc nổi dậy Intifada đầu tiên của người Palestine năm 1987, chống lại việc Israel chiếm đóng dải Gaza và Bờ Tây.

Israel chiếm được Gaza từ Ai Cập trong một cuộc chiến năm 1967, sau đó rút lui vào năm 2005. Lãnh thổ này là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người Palestine và rơi vào sự kiểm soát của Hamas từ năm 2007.

Sau khi Hamas giành quyền kiểm soát Gaza, Israel và Ai Cập đã áp đặt một cuộc bao vây nghiêm ngặt lãnh thổ này cho đến ngày nay. Israel cũng duy trì phong tỏa trên không và trên biển đối với Gaza.

Mức độ tàn phá do cuộc không kích của Israel vào thành phố Gaza ngày 7-10 - Ảnh: AFP

Mức độ tàn phá do cuộc không kích của Israel vào thành phố Gaza ngày 7-10 - Ảnh: AFP

Hamas, tên gọi tắt của "Phong trào kháng chiến Hồi giáo", tuyên bố thành lập ngày 15-12-1987. Mục tiêu công khai không thay đổi của Hamas là giải phóng hoàn toàn "lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng", tiến tới xây dựng một chính thể Hồi giáo tại lãnh thổ này.

Theo quan điểm của Hamas, "lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng" là bao gồm toàn bộ lãnh thổ Israel hiện nay cùng với Gaza và Bờ Tây. Họ hoàn toàn bác bỏ việc thành lập nhà nước Israel năm 1948.

Liên Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Israel và dải Gaza

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chấm dứt bạo lực ở dải Gaza, sau khi Hamas phát động cuộc tấn công lớn nhất vào Israel sau nhiều năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Ông Trump ca ngợi việc Hamas thả con tin Mỹ là bước đi tốt hướng đến việc chấm dứt chiến tranh và đưa tất cả con tin còn lại về nhà.

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp từ Nga.

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Ông Trump tiết lộ sẽ ký sắc lệnh nhằm giảm tới 80% giá thuốc tại Mỹ; Philippines bầu cử, với tâm điểm là cuộc đối đầu hai dòng họ Marcos - Duterte.

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar