26/03/2014 11:32 GMT+7

Cuộc giải cứu bất ngờ

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TT - Sau năm tháng bí mật theo dõi, nhà báo Anas Aremeyaw Anas đã thu thập được những thước phim và bằng chứng khác. Những dữ liệu đó khẳng định sáu phụ nữ VN bị ép buộc bán dâm ở nhà nghỉ Jang Mi và các khách sạn gần đó.

Kỳ 1: Kỳ 2:

Phóng to
Tú ông Huang Se Hui bị dẫn về đồn cảnh sát sau cuộc bố ráp - Ảnh: A.Anas cung cấp

Ông cũng nắm rõ quy luật hoạt động của những nghi phạm buôn người. Ông quyết định phối hợp với cơ quan phòng chống buôn người thuộc Sở Cảnh sát Ghana triệt phá đường dây tội phạm này theo một kế hoạch “đánh úp” vô cùng bất ngờ.

Bố ráp nhà nghỉ Jang Mi

11g ngày 5-3, nhà báo Anas đóng vai một khách làng chơi người Mỹ tên John Sullivan, làm việc cho một giàn khoan dầu mới thành lập ở cảng biển Takoradi, cùng một người bạn đến nhà nghỉ Jang Mi. Tại đây họ trực tiếp gặp tú ông Se Hui và yêu cầu gã cung cấp hai phụ nữ người Việt.

Gã niềm nở chào mời, sau đó ngồi xuống một cái ghế gần đó và bắt đầu một tràng giới thiệu không ngớt về “chất lượng” những cô đào trong tay mình. Gã cho biết những phụ nữ do gã quản lý rất chủ động và chiều khách. Họ còn có thể phục vụ khách hàng trong mọi hoàn cảnh thời tiết.

Sau khi thu “tiền dịch vụ” từ Anas và bạn, gã mời hai người “vui vẻ” với hai phụ nữ người Việt ngay tại nhà nghỉ Jang Mi. Lấy cớ không có máy điều hòa trong phòng nghỉ, nhà báo Anas và bạn yêu cầu đưa hai phụ nữ Việt này đến một khách sạn gần đó. Sau một lúc ngần ngừ, gã chủ chứa người Trung Quốc cuối cùng cũng đồng ý với vẻ tiếc nuối. Nhưng gã không hề hay biết rằng nhiều nhân viên cảnh sát Ghana đã bí mật mai phục trước khách sạn hai phụ nữ đang đến.

Khi một trong hai phụ nữ bước ra từ phòng tắm chuẩn bị phục vụ, cảnh sát ập vào và tạm giữ hai người để lấy chứng cứ về việc bán dâm. Nhà báo Anas cho biết ông có trong tay các chứng cứ khẳng định tú ông Se Hui thu của khách hàng 100 USD cho mỗi giờ “dịch vụ sung sướng”.

Ông Anas sau đó thay trang phục màu trắng, đeo mặt nạ và dẫn cảnh sát đến bố ráp nhà nghỉ Jang Mi. Sau khi cảnh sát bắt Se Hui và các nghi phạm khác, ông Anas dẫn họ đi vào khu vực phía sau nhà nghỉ và chỉ cho họ thấy nơi các phụ nữ đang trú ẩn. “Tất cả nạn nhân được phát hiện ở nhà nghỉ Jang Mi đều là người Việt và có tổng cộng sáu người” - nhà báo Anas nói với Tuổi Trẻ.

Phóng to
Tú bà Tian Ping bị bắt giữ - Ảnh: A.Anas cung cấp

Bắt bà trùm ở Tema

Hơn mười ngày sau cuộc bố ráp ở thành phố Takoradi, cũng chính nhà báo Anas Aremeyaw Anas đưa các nhân viên cảnh sát đến nơi ẩn náu của bà trùm đường dây buôn người này ở khu vực Tema Community 9. Theo nhà báo Anas, đây cũng là nơi các phụ nữ châu Á nhẹ dạ bị bắt nhốt. Những kẻ buôn người lừa họ sang đây bằng cách hứa hẹn sẽ cung cấp cho họ công việc tốt, lương cao ở nước ngoài.

Khi cảnh sát đến, các cánh cửa bao quanh nhà bị khóa từ bên trong. Bà trùm đẩy một nạn nhân buôn người xuống cầu thang để đánh lạc hướng cảnh sát và tìm cách bỏ trốn sau khi lực lượng cảnh sát xông vào nhà. Sau đó bà trùm nhảy từ tầng thượng căn nhà xuống một mái nhà gần đó chạy trốn và bị thương ở chân. Người dân xung quanh phát hiện và báo cho cảnh sát biết. Cảnh sát sau đó bắt giữ bà trùm Tian Ping và giải cứu một cô gái Trung Quốc, cũng là nạn nhân của đường dây buôn người này.

Nhà báo Anas lúc này đeo mặt nạ chỉ cho cảnh sát chính xác nơi ở của những kẻ buôn người và những căn phòng nơi các nạn nhân bị khai thác tình dục trong ngôi nhà của bà Tian. Theo giới chức Ghana, bà trùm Tian Ping cùng chồng là những kẻ cầm đầu đường dây buôn người quốc tế này. Họ mang các cô gái từ châu Á sang Ghana và phân phối khắp khu vực Tây Phi. Hiện cảnh sát Ghana chưa có thông tin về chồng của bà Tian Ping và đang tiếp tục điều tra.

Tại nơi ẩn náu của bà trùm Tian Ping, cảnh sát phát hiện bằng chứng của nhiều nạn nhân buôn người gồm các hộ chiếu của họ, bao cao su, thuốc tránh thai và nơi các cô gái bị bắt nhốt.

Mong được hồi hương

Phản ứng sau khi nghe tin cảnh sát Ghana bắt giữ được bà trùm Tian Ping và tú ông Se Hui, các nạn nhân VN tỏ ra rất vui mừng, một số người thậm chí còn cảm thấy sốc vì quá bất ngờ. Các nạn nhân này cho biết họ từng sống trong một căn hộ chật hẹp của bà Tian ở thành phố Tema và cũng chính bà trùm này đã bán họ cho tú ông Se Hui ở nhà nghỉ Jang Mi.

Những phụ nữ này cũng tỏ lòng biết ơn nhà báo Anas vì đã cứu họ thoát khỏi hành vi vô nhân tính của những kẻ buôn người cũng như điều kiện sống tồi tệ trước đây.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh Selase Kove-Seyram, phóng viên của tờ The New Crusading Guide, và trợ lý của nhà báo Anas cho biết hiện các phụ nữ Việt mong muốn trở về nhà đoàn tụ với gia đình cũng như bắt đầu cuộc sống mới. Selase nói mình không thể cung cấp thêm chi tiết về các phụ nữ này vì lý do bảo mật thông tin và sự an toàn cá nhân của họ sau khi Tuổi Trẻ đề nghị muốn tìm hiểu thêm thông tin và tiếp xúc với các nạn nhân.

Theo báo The New Crusading Guide, Đại sứ quán VN ở Nigeria đã cử một đội công tác đến Ghana và đang hỗ trợ những thủ tục cần thiết để đưa những phụ nữ này về nước. Trong khi đó, Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) đang làm thủ tục để mua vé máy bay đưa họ hồi hương. Tổ chức này còn cung cấp thức ăn và chăm sóc y tế cho họ.

Báo địa phương Daily Guide cho biết vài ngày sau hai cuộc bố ráp bất ngờ ở Takoradi và Tema, hai công dân Trung Quốc Huang Se Hui, 49 tuổi và Li Tian Ping, 29 tuổi, bị đưa ra xét xử tại một phiên tòa lưu động ở thủ đô Accra do thẩm phán Sedina Agbemava chủ trì. Hai người này đối mặt với bảy tội danh về buôn người. Theo luật pháp Ghana, tội phạm buôn người đối mặt với bản án tù không dưới năm năm.

Tuy nhiên, Tian Ping và Se Hui, thông qua một phiên dịch, bác bỏ tất cả các tội danh trên tại phiên tòa. Tòa án sau đó cho hai người này được tại ngoại sau khi họ đóng 20.000 cedi (14.500 USD) tiền phạt. Tòa án sẽ tiếp tục triệu tập họ trong phiên tòa kế tiếp dự kiến diễn ra vào ngày 15-4 cũng tại thủ đô Accra. Đề phòng họ bỏ trốn, thẩm phán yêu cầu hai bị cáo Trung Quốc nộp hộ chiếu ở tòa án cho đến khi phiên tòa kết thúc.

Trả lời Tuổi Trẻ qua điện thoại chiều 25-3, ông Đặng Quốc Dũng, bí thư thứ ba của Đại sứ quán VN tại Nigeria (kiêm nhiệm Ghana), cho biết các nạn nhân, đa số ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đang được cảnh sát Ghana bảo vệ ngày đêm tại một khách sạn ở thủ đô Accra và hiện đang trong trạng thái tinh thần tốt. Đại sứ quán VN ở Nigeria đang kêu gọi Việt kiều ở Ghana đóng góp và hỗ trợ những phụ nữ này. Theo ông Dũng, những nạn nhân này sẽ được tạo điều kiện trở về nước ngay sau khi phiên tòa xử những kẻ buôn người kết thúc.

QUỲNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Cuộc tranh luận tại Tòa án tối cao Mỹ hôm 15-5 không chỉ xoay quanh sắc lệnh của ông Trump về quyền công dân.

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Tân Giáo hoàng Leo XIV là vị Giáo hoàng đầu tiên mang tông hiệu này sau hơn 100 năm, khơi lại một truyền thống gắn liền với đối thoại, hòa bình và công bằng xã hội.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng

Các quý tộc và chính trị gia châu Âu quy tụ lại Palazzo Brancaccio - cung điện lộng lẫy ở trung tâm thủ đô Rome (Ý), tiệc tùng với những người hành hương từ Mỹ và giới tinh hoa Công giáo. Những cuộc giao lưu diễn ra ngay trước ngày bầu Giáo hoàng.

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar