28/10/2017 14:30 GMT+7

Cuộc gặp mặt bất ngờ với anh hùng Che Guevara

QUỐC MINH
QUỐC MINH

TTO - “Con người Che luôn toát lên sự dũng mãnh, kiên cường. Chỉ mới nhìn thấy Che, tôi đã thấy ngay một anh hùng sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng” - cựu đại sứ LHQ Võ Anh Tuấn hồi tưởng về lần hội ngộ Che Guevara.

Cuộc gặp mặt bất ngờ với anh hùng Che Guevara - Ảnh 1.

Che Guevara - tượng đài bất tử trong lòng những người không biết cúi đầu trước áp bức, bất công

Che Guevara, một chiến sĩ mà sau khi cùng Fidel giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Cuba, đã từ bỏ tất cả địa vị, quyền lợi cấp cao xứng đáng được hưởng, để tiếp tục rong ruổi dấn thân ở bất cứ nơi nào có ích nhất cho cách mạng quốc tế.

Cuộc gặp mặt bất ngờ

Năm 1964, ông Võ Anh Tuấn từ Hà Nội sang Algeria nhận nhiệm vụ ngoại giao ở Đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hòa. 

Nhắc nhớ lại những ngày tháng ở xứ sở Bắc Phi này, ông Tuấn tâm sự có rất nhiều kỷ niệm khó quên, nhưng ấn tượng mãi đối với ông chính là lần được gặp gỡ Che Guevara.

Đó là một buổi tối cuối tháng 12-1965. Ông Tuấn đang ở đại sứ quán thì bất ngờ có cuộc điện thoại từ đại sứ Cuba. 

Ở đầu dây bên kia, giọng của bí thư thứ nhất Orama vang lên, báo chuẩn bị có một vị khách cấp cao đặc biệt của Cuba đến thăm ngay lúc này. 

Thông cáo không hề được gửi đi, báo chí cũng chẳng đưa một bản tin nào. Đặc biệt, đây lại là cuộc viếng thăm trên một đất nước khác.

Ông Tuấn linh cảm sẽ có sự bất ngờ lớn.

Trong lúc mọi người ở sứ quán đang bàn tán, vị khách đó đột ngột ào đến cũng bất ngờ như cú điện thoại báo tin. 

Trên xe bước xuống một người cao to, gương mặt rắn rỏi, có đôi mắt đặc biệt sáng, chân mày rậm, đầu đội bê rê rộng để lộ ra ngoài mớ tóc đen hơi xoăn.

Ông Tuấn linh cảm vị khách đứng trước mặt mình chính là Che rồi. Người thanh niên có ánh mắt rừng rực và lực hút mạnh mẽ dù mới chỉ gặp nhau. 

Thời điểm ấy, ông Tuấn chưa sang công tác Cuba, truyền thông cũng rất hạn chế, nhất là về chiến binh cách mạng đang hoạt động ở nhiều nước này.

Cảm giác xúc động dâng tràn phòng khách sứ quán. "Đây là tư lệnh cách mạng Che Guevara, đồng chí muốn đến thăm các đồng chí VN" - bí thư sứ quán Cuba chưa kịp giới thiệu dứt câu thì Che đã ôm chầm lấy ông Tuấn và đại sứ Trần Văn Sớ. Cái ôm tình cảm nồng ấm mạnh mẽ của người chiến sĩ trận mạc.

Vẫn nguyên vẹn như những tấm hình chụp người chiến binh nổi tiếng, Che mặc bộ đồ trận giản dị màu xanh, dũng mãnh. 

Trên gương mặt gai góc là ánh mắt rực sáng kiên cường. Cả con người Che luôn rực lên sự khỏe mạnh, dũng cảm, ngang tàng. 

Ông chỉ đi một mình với bí thư sứ quán dẫn đường, không có cận vệ nào dù đây là thời điểm chính trường Algeria đang diễn biến phức tạp: tổng thống Ben Bella, người lãnh đạo mặt trận giải phóng quốc gia, bị chính bộ trưởng quốc phòng Boumedienne lật đổ; hội trường hội nghị Á - Phi lần hai bị đánh bom nổ tung chỉ đúng ba ngày trước khai mạc. Bản thân Che bị CIA và các lực lượng chống cách mạng theo sát từng bước.

"Tôi đến thăm các đồng chí"

Sau cái ôm siết chặt, Che nói ngay với những người bạn VN: "Được biết ở đây có sứ quán VN, tôi đến thăm các đồng chí để được nghe giới thiệu trực tiếp về cuộc chiến đấu anh hùng của quân và dân VN".

Suốt buổi tối hôm đó câu chuyện đều xoay quanh diễn biến chiến trường. Che đặt câu hỏi, các cán bộ sứ quán VN trả lời. 

Đại sứ Sớ và ông Tuấn thay phiên nhau kể lại các trận chiến khốc liệt ở nước mình như trận đánh trực diện của sư đoàn 9 quân giải phóng vào lữ đoàn bộ binh số 3, sư đoàn 1 Mỹ ở Bàu Bàng (Tây Ninh); trận đánh với thủy quân lục chiến Mỹ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)...

Che ngồi lặng lắng nghe tất cả. Ông có vẻ chú ý đến các trận đánh ở đô thị, ở vùng sơn cước của dân tộc ít người. 

Đây chính là lối đánh biệt động, du kích mà quân giải phóng VN rất thiện chiến sau những năm dài kháng chiến chống quân đội Pháp và Mỹ luôn áp đảo về hỏa lực. 

Chính Che cũng đã và đang tổ chức các lực lượng kháng chiến theo chiến thuật lấy yếu đối mạnh đó.

Che mải mê nghe, thi thoảng mới cắt ngang giữa chừng để hỏi thêm kinh nghiệm chiến đấu.

 Ông Tuấn nhớ tối hôm ấy đã kể cho người chiến binh quốc tế này nghe trận đánh mìn xuất quỷ nhập thần của biệt động quân giải phóng vào nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ở Sài Gòn. 

Sự kiện xảy ra tối 23-6-1965, chỉ sau ba ngày chiến sĩ biệt động Trần Văn Đang bị tử hình ở Sài Gòn. Che chú ý hỏi từng chi tiết.

Sau buổi tối gặp gỡ bất ngờ với Che ở Algeria, chẳng ai có thể nghĩ rằng đây là lần cuối cùng. Lúc ra về, Che chúc các bạn VN chiến thắng và hẹn ngày gặp lại.

Đến ngày 9-10-1967, ông vĩnh viễn giã từ đồng đội, hi sinh sau những ngày tháng chiến đấu du kích kiên cường ở núi rừng Bolivia.

Đồng đội kể rằng ông đã chiến đấu, bị thương nặng, rồi bị bắt và bị hành quyết ngay sau đó hai ngày. Khoảnh khắc cuối cùng của người chiến sĩ cách mạng Che luôn hiên ngang, coi thường cái chết!

Và Che Guevara đã trở thành một tượng đài bất tử trong lòng những người không chấp nhận cúi đầu trước áp bức.

Người của phong trào giải phóng dân tộc

01

Đại sứ Võ Anh Tuấn trong một lần gặp Chủ tịch Fidel Castro, người bạn chiến đấu của Che - Ảnh tư liệu

Mãi về sau, ông Tuấn mới biết mình may mắn được gặp người chiến binh cách mạng này ngay trên đường ông hoạt động quốc tế về nước.

Khoảng năm 1962, Che đã đi thăm đại diện nhiều phong trào giải phóng dân tộc châu Phi. Ông trao đổi kinh nghiệm chiến đấu và trực tiếp giúp đỡ họ trên mặt trận.

Đầu năm 1965, Che đích thân dẫn 100 chiến sĩ Cuba sang chiến đấu giúp ủy ban giải phóng dân tộc Congo.

Quốc gia này vừa giành được độc lập thì thủ tướng Lumumba bị ám sát, và cuộc kháng chiến lại tiếp tục.

Sau bảy tháng tham chiến trực tiếp hơn 50 trận đánh, Che về chiến đấu ở Bolivia theo một hành trình bí mật phức tạp từ Congo sang Tanzania, Algeria, Đông Âu, Cuba...

Che Guevara (1928-1967, người Argentina)

1

Tư lệnh Che Guevara (phải) cùng lãnh tụ Fidel Castro và các nhà lãnh đạo Cuba khác chúc mừng các tình nguyện viên hoàn thành chiến dịch diệt dốt ngày 22-12-1961 - Ảnh tư liệu

Ông học y tại Đại học Buenos Aires, rất tích cực hoạt động xã hội và thực hiện các chuyến đi xuyên quốc gia. Chính những hành trình này đã giúp cho ông nhiều nhận thức hiện trạng xã hội, về nghèo khổ và sự bất công.

Ông đã gặp Fidel Castro và tình nguyện tham gia hoạt động cách mạng với những người bạn Cuba ở Mexico.

Năm 1956, ông cùng họ vượt biển trên con tàu Granma, về tổ chức kháng chiến ở Cuba.

Che trở thành một trong những anh hùng đảo quốc này và là một trong những lãnh đạo chủ chốt cùng Fidel Castro.

Sau khi Cuba giành được độc lập, ông lại từ bỏ vị trí quyền lực, tiếp tục hành trình giúp đỡ phong trào cách mạng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Một đoạn trong lá thư gửi Fidel Castro, Che đã viết: "... Những miền đất khác trên thế giới đang đòi hỏi sức lực khiêm tốn của tôi... Tôi để lại một đất nước đã chấp nhận tôi như một người con...

Trên những chiến trường khác tôi sẽ mang theo niềm tin mà anh đã vun đắp cho tôi, mang theo tinh thần cách mạng của nhân dân tôi, mang theo ý chí thực hiện nghĩa vụ quan trọng nhất: chiến đấu chống lại chủ nghĩa đế quốc ở bất kỳ nơi nào...

Dù đến bất cứ đâu, tôi cũng sẽ cảm nhận trách nhiệm của một người cách mạng Cuba và sẽ hành động như vậy.

Hẹn đến ngày toàn thắng. Tổ quốc hay là chết!".

QUỐC MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Trên những con thuyền tròng trành, các ngư dân làm nghề câu ở Đà Nẵng chọn khoảng trời tự do của riêng mình.

Nghề 'câu chơi, trúng thật' ở Đà Nẵng

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Thị trường lao động ngày càng cạnh tranh khiến nhiều sinh viên không còn chờ đến khi tốt nghiệp mới tìm việc làm.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 2: Bí quyết ra trường có việc ngay là lăn lộn từ sớm?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Cầm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều sinh viên vẫn loay hoay xin việc. Họ ngại, sợ và bắt đầu mất niềm tin sau nhiều lần bị từ chối.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

Nhóm tình nguyện viên yêu biển cùng nhau lên thuyền, xắn tay áo vớt từng bao rác thải bằng trái tim nhiệt huyết cho hành động ý nghĩa.

Vớt rác thải nhựa, ngày đêm bảo vệ viên ngọc xanh Lan Hạ

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ cuối: Thần chết mới nitazene mạnh gấp 500 lần

Nếu fentanyl mạnh hơn heroin 50 lần thì nitazene còn mạnh hơn heroin tới 500 lần. Nitazene đang gieo rắc cái chết khắp nơi, đặc biệt ở Anh.

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ cuối: Thần chết mới nitazene mạnh gấp 500 lần

Kiếm bộn tiền nhờ 'cho thuê đôi tai'

Không bạn bè, ngại bày tỏ hay đơn giản chỉ cần được nói ra, nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu 'thuê đôi tai' người khác.

Kiếm bộn tiền nhờ 'cho thuê đôi tai'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar