27/02/2021 09:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cuộc đua vắc xin COVID-19 nóng trở lại, Trung Quốc đua với Nga

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới một vắc xin được phát triển trong thời gian nhanh kỷ lục như vắc xin ngừa COVID-19. Có lẽ cũng chưa bao giờ có nhiều loại vắc xin phòng ngừa cùng một dịch bệnh được phê duyệt trong thời gian ngắn.

Cuộc đua vắc xin COVID-19 nóng trở lại, Trung Quốc đua với Nga  - Ảnh 1.

Một nhân viên nhà dưỡng lão đang được tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca tại trung tâm y tế ở Seoul, Hàn Quốc ngày 26-2 - Ảnh: Reuters

Không lâu sau khi Nga là nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn ba loại vắc xin COVID-19 khả dụng tự sản xuất trong nước, mới nhất Trung Quốc đã chính thức cấp phép thêm cho hai vắc xin nữa, nâng tổng số vắc xin COVID-19 được lưu hành tại nước này lên 4 loại.

Trung Quốc "đua" với Nga

Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc (NMPA) ngày 25-2 thông báo đã cấp phép thêm hai loại vắc xin COVID-19 nữa là sản phẩm của Công ty CanSino Biologics và Viện Sinh phẩm Vũ Hán - một đơn vị thuộc Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm).

Trước đó, NMPA đã phê chuẩn hai vắc xin COVID-19 của Công ty Sinovac BioTech và của chi nhánh Sinopharm tại Bắc Kinh.

Cả bốn loại vắc xin đã được phê chuẩn tại Trung Quốc đều có thể bảo quản trong nhiệt độ tủ đông thông thường, điều này khiến chúng là lựa chọn hấp dẫn hơn với các nước đang phát triển vốn còn hạn chế về phương tiện bảo quản siêu lạnh chuyên dụng.

Theo Hãng tin Reuters, cho tới nay Trung Quốc chưa cấp phép cho bất cứ vắc xin COVID-19 nào của các hãng dược phương Tây. Trung Quốc cũng đã xuất khẩu vắc xin COVID-19 của Sinovac và Sinopharm tới nhiều nước trên thế giới.

Thống kê tới ngày 21-2, theo hai hãng tin Reuters và Xinhua, hơn 43 triệu liều vắc xin COVID-19 của Sinopharm đã được sử dụng toàn cầu, trong đó hơn 34 triệu liều tiêm cho người Trung Quốc.

Trước Trung Quốc, khoảng một tuần trước, ngày 20-2, Nga công bố phê chuẩn loại vắc xin COVID-19 thứ ba là CoviVac do Trung tâm Chumakov Centre phát triển, sau khi đã cấp phép cho hai loại trước là Sputnik V của Viện Gamaleya và EpiVacCorona của Trung tâm Vector ở Novosibirsk.

Cuộc đua vắc xin COVID-19 nóng trở lại, Trung Quốc đua với Nga  - Ảnh 2.

12 loại vắc xin khả dụng - Nguồn: raps.org

"Đua" vắc xin chống biến thể

Khi cuộc đua bào chế và phê chuẩn vắc xin COVID-19 còn chưa hạ nhiệt tại nhiều nước, nỗi lo về các biến thể virus corona có thể làm giảm hiệu quả những vắc xin hiện có lại "châm ngòi" cho một cuộc đua mới: phát triển các vắc xin COVID-19 thế hệ mới.

Các hãng dược lớn của Anh là GlaxoSmithKline và AstraZeneca đang nỗ lực tăng tốc trong cuộc đua bào chế vắc xin COVID-19 thế hệ mới để ứng phó với các chủng biến thể virus corona mới đã xuất hiện tại Anh, Nam Phi và Brazil, trong đó biến thể ở Anh được xác định có khả năng lây lan nhanh hơn cả.

Theo Đài Al Jazeera, mới đây Hãng GlaxoSmithKline (GSK) và Công ty CureVac của Đức đã công bố thỏa thuận hợp tác trị giá 180 triệu USD để cùng phát triển vắc xin công nghệ mRNA thế hệ mới có khả năng phòng ngừa nhiều loại biến thể virus corona mới.

Vắc xin COVID-19 thế hệ mới của GSK là loại được phát triển tiếp từ một ứng cử viên vắc xin COVID-19 thế hệ đầu tiên của CureVac, loại vắc xin này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.

GSK và CureVac cho biết đang phát triển một loại vắc xin thế hệ mới nhằm mục tiêu hoặc bảo vệ được những người chưa tiêm vắc xin trước đây hoặc giúp củng cố thêm khả năng miễn dịch với virus corona ở những người đã được tiêm nhưng khả năng miễn dịch bị giảm sút theo thời gian. Hai công ty này kỳ vọng ra mắt được vắc xin mới trong năm tới.

Trong khi đó, Công ty AstraZeneca và ĐH Oxford cũng thông báo đang hợp tác phát triển loại vắc xin COVID-19 thế hệ mới ngăn biến thể, dự kiến ra mắt sản phẩm sớm nhất trong mùa thu năm nay.

Ông Andrew Pollard, người phụ trách nhóm nghiên cứu vắc xin của ĐH Oxford, ngày 24-2 chia sẻ với báo giới rằng AstraZeneca và ĐH Oxford tự tin là vắc xin COVID-19 thế hệ mới họ đang phát triển sẽ phát huy hiệu quả tốt với biến thể virus corona ở Anh nay đã lan đi nhiều quốc gia khác.

Tại Mỹ, trong tháng 1, Hãng Moderna khẳng định vắc xin đã được cấp phép của họ có hiệu quả với hai biến thể virus corona đã biết, song công ty này cũng đang phát triển mũi tiêm tăng cường để ứng phó với biến thể virus corona mới tại Nam Phi.

Tương tự, hai hãng Pfizer và BioNTech cũng đang trong quá trình nghiên cứu phát triển các vắc xin mới để khắc chế các biến thể mới của virus corona.

Philippines, Indonesia sắp nhận vắcxin từ COVAX

TTO - Sau rất nhiều nỗ lực, COVAX - sáng kiến nhằm đảm bảo cơ hội tiếp cận công bằng vắcxin COVID-19 cho tất cả quốc gia trên thế giới - đã chính thức khởi động đầu tuần này với ít nhất 18 nước sẽ nhận được những lô vắcxin COVID-19 đầu tiên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Ngày 20-5, Quốc hội Hungary chính thức thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) nhằm phản đối sự "chính trị hóa" của tổ chức này.

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng Youtube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Tổng thống Mỹ chia sẻ vừa có cuộc điện đàm thành công với "một quý ông dễ mến tên là Vladimir Putin" và việc đàm phán hòa bình đang có nhiều tiến triển tốt.

Ông Trump khen ông Putin là 'quý ông dễ mến', yêu cầu gặp trực tiếp

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Trung Quốc tiếp tục siết chính sách mua sắm công với yêu cầu các cơ quan nhà nước ưu tiên mua xe điện nội địa, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh và hỗ trợ ngành EV giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong nước.

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar