03/12/2013 07:30 GMT+7

Cuộc đời chính là quyển sách lớn nhất

DƯƠNG THỤ
DƯƠNG THỤ

TT - “Quyển sách thay đổi cuộc đời” là một phần của dự án xã hội do Thư viện thông minh Samsung, báo Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Trẻ, Nhà sách Fahasa cùng phối hợp thực hiện.

Phóng to
Nhạc sĩ Dương Thụ - Ảnh: T.T.D.

Xin giới thiệu bài viết của nhạc sĩ Dương Thụ cho chuyên mục này.

Tôi là con mọt sách

Cuộc sống thật vất vả, khốn khó, có cả những đắng cay tủi nhục do thân phận, do thời thế, nhưng tôi không khi nào rời sách. Cứ sống như thế, cứ đọc như thế, một quá trình “ngược” đã diễn ra: tôi đã “đọc” những gì tôi đang sống. Tôi hiểu ra nhiều điều, dần dà tự biết mình là ai..

Phải bắt đầu từ chuyện tôi là con mọt sách. Nghĩ lại cái thuở ấy cũng ghê gớm thật. 9, 10 tuổi đã đọc Thủy hử, Tam Quốc chí diễn nghĩa, đọc và thuộc làu nhiều đoạn, đọc lại vanh vách cả lời bình của Mao Tôn Cương.

Học đến lớp nhất (tương đương lớp cuối cấp I) tôi đã đọc hết các tác phẩm của nhóm Tự Lực văn đoàn, chẳng thiếu cuốn nào. Với Khái Hưng thậm chí còn thuộc lòng nhiều đoạn trong Nửa chừng xuân, Tiêu Sơn tráng sĩ, Anh phải sống...

Với Thạch Lam cũng thế. Và cũng không phải chỉ có thế. Hầu hết những tác phẩm được viết ra trong thời tiền chiến tôi đọc không bỏ sót cuốn nào (trừ thơ). Và còn sách mà ông cụ tôi cho là nhảm nhí (trinh thám, kiếm hiệp, và cả cuốn Quán gió của Ngọc Giao mà cụ bảo là sách khiêu dâm) cũng đọc tuốt.

Lớn hơn một chút, học đến trung học bắt đầu đọc sách dịch những tác phẩm cổ điển của nền văn học Pháp, Nga - Xô viết, Anh, Đức, Trung Quốc, các tác phẩm cổ điển của văn học VN, đọc nghiến ngấu và nuốt trôi cả một lượng sách khổng lồ.

Đến những năm cuối trung học tôi bắt đầu mê sách lý luận văn học, sách khảo cứu lịch sử, sách triết. Sách thì đi mượn, sách cũ mua về hoặc vào thư viện đọc.

Tôi phải tự kiếm sống để có tiền đi học nên ngoài giờ học còn phải bù đầu vào việc làm thuê, chỉ tranh thủ đọc về đêm, thường là tới 1, 2 giờ sáng. Nhân chuyện đọc sách đêm, tôi nhớ năm theo ông cụ tôi về quê (1954-1955) tôi phải đọc sách lén.

Ban ngày làm việc nhà, chỉ có tối nhưng cụ bắt ngủ sớm chẳng có cách nào đọc sách được. Ông cụ tôi rất khắt khe, làm trái lời ăn đòn liền.

Cụ đã bảo đi ngủ thì phải trèo lên giường và phải nằm ngay bên cạnh để cụ có thể kiểm soát. Tôi giả vờ ngủ, rình đến khi cụ ngáy mới len lén bò dậy ôm cuốn sách với cây đèn dầu, chuồn ra ngõ nơi để cỗ quan tài bằng gỗ vàng tâm, nạy nắp lên chui vào trong đó, rồi đậy nắp lại để cho ánh sáng khỏi lọt ra, chỉ chèn cái cá gỗ cho có khe hở để thở. Khêu đèn, đọc một mạch cho đến 4 giờ sáng, rồi lại lẻn về giường trước lúc cụ thức giấc.

“Mọt” cỡ đấy. Nhưng “mọt” sách gì? Sách gì cũng “mọt” hết như tôi đã kể. Mãi đến lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ) mới bắt đầu “mọt” có ý thức. Tôi đọc để trả lời hàng đống câu hỏi mà cuộc sống của một kẻ như tôi luôn đặt ra, những câu hỏi vừa cụ thể vừa siêu hình của một ông “cụ non” ở tuổi “ăn kem” nhưng vẫn thích nhấp từng ngụm cà phê đắng nghét, dù vừa nhấp vừa nhăn mặt.

Tôi đọc kinh Phật (bị mê hoặc bởi kinh Thủ Lăng Nghiêm), đọc Lão TửĐạo đức kinh, Kinh Dịch (bản chú giải của cụ Ngô Tất Tố), Đọc Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim... Lão Tử thì hiểu lờ mờ, còn Kinh Dịch thì đọc thấy rắc rối nhưng vẫn cố.

Đến năm đầu đại học, có thẻ đọc thư viện quốc gia đọc tất cả những cuốn sách dịch của nền triết học phương Tây, Trung Hoa và sách của các nhà mácxít mà tôi mê nhất là Plêkhanốp.

Nửa sau thập niên 1960, đi dạy cấp III, môn văn, có điều kiện hơn, tôi tiếp tục “mọt” cả sách lẫn tạp chí triết. “Mọt” cuốn Từ điển triết học của Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô, cố gắng “nghiền” Tư bản luận của Marx, Bút ký triết học của Lênin mà đầu muốn nổ tung. Riêng tôi rất mê những bài nghiên cứu về Nho giáo đăng trên các tạp chí của ông Trần Văn Giàu, Trần Đình Hượu.

Sau năm 1975, sách dịch các tác phẩm triết phương Tây và phương Đông của Sài Gòn cũ qua đường bạn bè gửi ra và do tôi mua ở chợ sách Nguyễn Thị Nhu khi chuyển vào TP.HCM dạy mỹ học (1977), tôi tha hồ “mọt”. Bị chấn động bởi Sigmund Freud, và được giải thoát bởi J.Krishnamurti, tôi đã đọc triết mà mê như đọc tiểu thuyết.

Đọc để biết và để hiểu

Sách, tạp chí tôi đọc chi chít những ghi chú bằng bút chì và những chỗ gạch dưới. Tôi không thể nhớ mình đã ghi những gì ở đó, chắc bây giờ đọc lại có chỗ hẳn là thú vị, cũng có chỗ ngô nghê lắm. Mà cũng không chỉ sách triết đâu nhé. Hồi còn ở Tuyên Quang, tôi có trang trại, trồng trọt và chăn nuôi đủ thứ. Mà nuôi con gì, trồng cây gì đều tìm sách để đọc cả. Có kiến thức về cây trồng và vật nuôi, mang áp dụng vào sản xuất kết quả thật mỹ mãn.

Té ra đọc sách là để biết. Nhưng... giữa biết và hiểu là một khoảng cách mênh mông. Biết là những cái ở bên ngoài mình, không phải là của mình. Còn hiểu là đã ở bên trong mình, nghĩa là của mình rồi. Đọc sách, dù đọc bao nhiêu nữa cũng mới chỉ là biết thôi. Cái sự biết muốn trở thành hiểu - biết thì phải sống. Mà sống chính là cuộc đời.

Từ năm 1980 khi bỏ dạy học chuyển hẳn sang hoạt động âm nhạc, mặc dù vẫn còn đọc, nhưng không có nhu cầu “mọt” nữa. Càng ngày tôi càng hiểu cuốn sách lớn nhất là cuộc đời và tôi đã đọc nó. Ở chỗ này “con mọt sách” đã lột xác để thành bướm bay lên. Dĩ nhiên muốn hóa bướm thì phải làm kén (“con mọt sách”) trước đã.

Đọc sách cho ta tri thức, mở rộng tầm nhìn, cho ta kỹ năng tư duy và diễn đạt, cho ta trí tưởng tượng và khả năng duy trì những cảm xúc nội tâm, nhưng những lợi thế đó chỉ có ý nghĩa khi ta sử dụng nó để “đọc” cuộc sống để trở thành con người hiểu biết. Con người hiểu biết là con người hữu dụng. Bằng không, biết lắm cũng chỉ là một kẻ vô tích sự.

Cổ vũ mọi người cùng đọc sách

Mục tiêu của dự án “Quyển sách thay đổi cuộc đời” là xây dựng một cộng đồng yêu sách lớn mạnh gồm những hạt nhân tiên phong góp phần cổ vũ tinh thần yêu sách trong cộng đồng, đồng thời tận dụng công nghệ hiện đại để giúp cộng đồng tiếp cận nguồn kiến thức từ sách một cách dễ dàng và đầy hứng thú.

Trong năm nay dự án sẽ có nhiều hoạt động thú vị hứa hẹn sự tham gia ủng hộ của đông đảo bạn trẻ VN.

Trong khuôn khổ dự án, buổi tọa đàm về sách chủ đề “Chúng ta đang đọc gì” sẽ diễn ra từ 8g30-11g30 ngày 7-12 tại nhà sách Fahasa Tân Định (387-389 Hai Bà Trưng, Q.3, TP.HCM) với sự tham gia của các khách mời: nhạc sĩ Trần Tiến, nhà văn Nguyễn Danh Lam, bạn Đặng Huỳnh Mai Anh và MC Quỳnh Hương. Mời bạn đến tham gia.

Phóng to
DƯƠNG THỤ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc xúc động đặt tay lên ngực trái chụp ảnh với cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí KPI, nếu không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị thôi việc được các đại biểu tranh luận cần có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Microsoft cắt giảm gần 3% nhân sự toàn cầu để dồn lực đầu tư vào AI, trong bối cảnh chi tiêu hạ tầng tăng mạnh và áp lực lợi nhuận ngày càng lớn.

Microsoft sa thải 6.000 nhân viên giữa cơn sốt AI

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Giải thưởng Tôn vinh Nghị lực Việt dành cho thanh niên khuyết tật sẽ xem xét tôn vinh, hỗ trợ những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo bằng nội dung số.

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 14-5, 500 đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X đã làm lễ báo công và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot

"Em muốn chế tạo ra robot" - Trương Mạnh Quân, cậu học trò lớp 6 Trường THCS - THPT Newton (Hà Nội), nói chắc nịch khi được hỏi về ước mơ. Anh chàng mới sắp kết thúc lớp đầu cấp THCS mà sở hữu bảng kê giải thưởng toán học dài mấy trang vở.

Cháu ngoan Bác Hồ mê toán, ước mơ chế tạo robot
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar