23/06/2014 08:28 GMT+7

Cuộc chiến ứng dụng tin nhắn ở Đông Nam Á

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TT - Hồi tháng 2-2014, thế giới công nghệ chấn động với tin Facebook mua lại WhatsApp Messenger với giá 19 tỉ USD.

Các ứng dụng tin nhắn miễn phí không thể thiếu đối với người sử dụng smartphone - Ảnh: AFP

Nhưng ở Đông Nam Á, ứng dụng tin nhắn thu hút hơn 500 triệu người sử dụng này vấp phải sự cạnh tranh dữ dội của các đối thủ khu vực.

Bất kỳ ai sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) tại Đông Nam Á hiện nay cũng có thể lựa chọn nhiều ứng dụng tin nhắn miễn phí khác nhau, từ WhatsApp, Line của Naver Corp (Nhật), Kakao Talk của Kakao Corp (Hàn Quốc), hay WeChat của Tecent Holdings (Trung Quốc). Viber mới được công ty Nhật Rakuten mua lại, trong khi Zalo của Tập đoàn VN VNG Group cũng đang phát triển nhanh chóng. Giới công nghệ nhận định Đông Nam Á đang trở thành một chiến trường khốc liệt giữa các ứng dụng tin nhắn.

Hiện tại, số lượng người sử dụng điện thoại thông minh ở Đông Nam Á chưa quá nhiều. Báo Wall Street Journal (WSJ) cho biết theo khảo sát của Hãng nghiên cứu thị trường Niesel, chỉ 50% người sử dụng điện thoại di động ở Thái Lan dùng điện thoại thông minh, ở Indonesia là 23%, Philippines 15%... Nhưng tiềm năng của thị trường Đông Nam Á 600 triệu dân này là cực lớn. Khảo sát của Hãng One Device Research năm 2013 cho thấy ở Indonesia người sử dụng smartphone tải trung bình 4,2 ứng dụng tin nhắn, cao gấp đôi tại Mỹ.

Cạnh tranh gay gắt

“Chúng tôi muốn địa phương hóa và tập trung sự chú ý vào từng chi tiết, tối ưu hóa dịch vụ cho từng đất nước” - WSJ dẫn lời giám đốc Line Takeshi Idezawa cho biết. Ở Malaysia, những người sử dụng WeChat có thể được giảm giá khi uống trà của chuỗi cửa hàng Chatime. Tại Indonesia, WeChat tài trợ các chương trình truyền hình như “Thần tượng Indonesia”.

Guardian trích lời một số chuyên gia công nghệ nhận định tại châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, các hãng công nghệ khu vực đang trực tiếp thách thức các đối thủ phương Tây trong lĩnh vực tin nhắn và mạng xã hội.

WeChat của Tecent hiện có 450 triệu người sử dụng ở Trung Quốc và 150 triệu ở nước ngoài. Kakao Talk hiện có hơn 130 triệu người sử dụng và có mặt trên 95% smartphone tại Hàn Quốc, đạt doanh số 200 triệu USD năm 2013. Line đã có 360 triệu người sử dụng, đạt doanh số 338 triệu USD năm 2013 và 156 triệu USD trong quý vừa qua. Có tin đồn Line đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu đợt đầu (IPO) với tổng giá trị ước tính lên đến 28 tỉ USD. Hồi tháng 2, Tập đoàn Nhật Rakuten đã mua lại ứng dụng Viber của Hãng Viber Media (Cyprus) với giá 900 triệu USD. Trong khi đó, ứng dụng Zalo của VNG Group đã thu hút được 10 triệu người sử dụng trong nước kể từ khi ra mắt vào năm 2012, tuy nhiên vẫn đang chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa.

“Đây là cuộc chiến rất nóng bỏng tại Đông Nam Á - WSJ dẫn lời nhà phân tích Neha Dharia thuộc Hãng nghiên cứu Ovum nhận định - Các ứng dụng tin nhắn miễn phí là rất quan trọng”.

Dù các ứng dụng tin nhắn là miễn phí, ngành kinh doanh này vẫn đem lại lợi nhuận lớn bởi phần lớn người sử dụng thường xuyên bỏ tiền mua các dịch vụ bổ sung, ví dụ như hàng hóa ảo cho các trò chơi và hình dán (sticker) gửi kèm trong các tin nhắn.

Địa phương hóa và tham vọng toàn cầu

Dù đang chiếm vị thế mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu với hơn 500 triệu người sử dụng, WhatsApp vẫn chưa xâm nhập sâu được vào Đông Nam Á. Theo các nhà phân tích, nguyên nhân xuất phát từ việc các ứng dụng cạnh tranh luôn phát triển để thích ứng với nhu cầu nội địa ở từng quốc gia trong khu vực. Ví dụ, ở Thái Lan Line thu hút 27 triệu người sử dụng bằng cách tạo ra các sticker đặc thù cho thị trường này. Tại Indonesia, nơi có 20 triệu người sử dụng, Line phát triển một số sticker hình nhân vật hoạt hình để thu hút bộ phận người Hồi giáo. Trong lễ Ramadan, các hình sticker trên Line hoặc cầu nguyện, hoặc ăn mừng với pháo hoa.

Các lãnh đạo của Viber và Kakao Talk đều xác định các nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Việt Nam hay Indonesia là thị trường quan trọng của họ. Tuy nhiên, các ứng dụng tin nhắn châu Á còn có tham vọng thách thức vị thế của WhatsApp và Facebook trên phạm vi toàn cầu. Theo WSJ, Line và WeChat đang có tham vọng tấn công thị trường Mỹ Latin và Tây Ban Nha. Trong chiến dịch quảng cáo toàn cầu, WeChat đã thuê siêu sao bóng đá Lionel Messi. Line đặt tham vọng sẽ thu hút 500 triệu người sử dụng toàn cầu trong năm 2014.

HIẾU TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.

Công bố 32 sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu trên cổng thông tin đổi mới sáng tạo

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Bí thư tỉnh Cao Bằng Quản Minh Cường đã dẫn chứng nội dung này để nói về tình trạng lộ lọt, lợi dụng dữ liệu cá nhân đang là vấn đề rất bức xúc, nóng hổi.

Bí thư Cao Bằng: Chỉ vô tình chạm vào quảng cáo mua nhà, nhận ngay 50 cuộc gọi giới thiệu

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Vượt qua nhiều thử thách, FPT x Flash sẽ có mặt tại vòng chung kết tổng giải đấu Liên Quân Mobile chuyên nghiệp cấp cao nhất tại Việt Nam.

Hành trình tiến vào chung kết Đấu Trường Danh Vọng Mùa Xuân 2025 của FPT x Flash

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Những chiếc smartphone tầm trung giá 10 triệu đồng, thậm chí thấp hơn, với nhiều tính năng công nghệ xịn sò được một loạt hãng điện thoại đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam.

Smartphone tầm trung đua nhau ‘chào sân’ thị trường Việt Nam

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Tham vọng chinh phục thế giới robot hình người của Hãng xe điện Tesla (Mỹ) đang gặp trở ngại lớn, do chính sách xuất khẩu mới nhất của Trung Quốc.

Robot Optimus của Tesla có nguy cơ chậm ra mắt vì Trung Quốc

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật

Viettel cam kết góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 57 về thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số quốc gia, hướng tới mục tiêu kinh tế số đạt 30% GDP vào 2030.

Viettel tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số 2025: Xây kinh tế số an toàn với AI, công nghệ bảo mật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar