22/04/2022 08:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

“Cuộc chiến” khẩu trang ở Mỹ

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Đã hơn 2 năm qua, từ lúc COVID-19 xuất hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc), chiếc khẩu trang vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, nhất là ở phương Tây. Mới nhất, dư luận Mỹ lại dậy sóng vì chuyện này.

“Cuộc chiến” khẩu trang ở Mỹ - Ảnh 1.

Có hành khách đeo và không đeo khẩu trang khi chờ tại quầy của Hãng hàng không Delta Airlines ở sân bay quốc tế Logan, Boston (Mỹ) hôm 19-4 - Ảnh: Reuters

Ngày 20-4, Bộ Tư pháp Mỹ đã kháng cáo phán quyết của thẩm phán liên bang về việc chấm dứt quy định bắt buộc đeo khẩu trang khi đi máy bay hoặc các phương tiện giao thông công cộng. Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khẳng định việc đeo khẩu trang vẫn rất cần thiết để phòng COVID-19.

Rủi ro tiền lệ xấu

Dư luận Mỹ dậy sóng từ hôm 18-4 khi bà thẩm phán liên bang Kathryn Kimball Mizelle ở bang Florida bác bỏ quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng với lý do CDC Mỹ đã vượt quá quyền hạn khi ban hành quy định này vào tháng 1-2021.

Phán quyết đưa ra khi quy định của CDC Mỹ phải đến ngày 3-5 mới hết hạn, trừ khi họ gia hạn thêm. Gần đây CDC Mỹ đã gia hạn như vậy để có thêm thời gian nghiên cứu biến thể phụ BA.2 của Omicron, hiện là biến thể trội ở Mỹ.

Chỉ vài giờ sau phán quyết hôm 18-4, hầu hết các hãng bay, sân bay, nhiều hệ thống vận chuyển công cộng và thậm chí cả Uber đã bỏ yêu cầu đeo khẩu trang. Cùng ngày, Cục Quản lý an ninh vận tải Mỹ cho biết họ không còn yêu cầu đeo khẩu trang nữa.

Theo báo Financial Times, giờ đây nếu Bộ Tư pháp Mỹ kháng cáo thành công, chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ có quyền áp dụng lại quy định bắt buộc đeo khẩu trang. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ rủi ro vì nếu kháng cáo bất thành, nó có thể đặt ra tiền lệ pháp lý khiến CDC Mỹ ban hành các quy định tương tự về sau khó khăn hơn.

Một số thành phố ở đông bắc Mỹ ghi nhận số ca nhập viện do COVID-19 tăng lại những tuần qua. Philadelphia đã là thành phố lớn đầu tiên ở Mỹ áp dụng lại quy định đeo khẩu trang.

Ngày 20-4, CDC Mỹ cho rằng lúc này việc bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng vẫn cần thiết. Họ tin đây là "mệnh lệnh hợp pháp, nằm trong thẩm quyền pháp lý của họ để bảo vệ sức khỏe cộng đồng".

Cộng đồng hay tự do cá nhân?

Theo báo Wall Street Journal, phán quyết hôm 18-4 đã gây bất ngờ cho các hãng hàng không, nó khiến một số hành khách hài lòng nhưng cũng làm một số người thất vọng.

Bà Heidi Goodson, tiến sĩ toán tại Đại học Brooklyn (Mỹ), cho biết đã trả thêm phí để chuyển từ Hãng United Airlines sang Lufthansa khi có chuyến bay khứ hồi từ Đức, để có thể đi trên chuyến bay bắt buộc đeo khẩu trang. "Nhiều người không linh hoạt về tài chính và do đó họ phải mạo hiểm sức khỏe của mình khi có những thay đổi chính sách bất ngờ" - bà nói.

Phán quyết này cũng khiến các hãng bay châu Âu chia rẽ quan điểm về việc có nên yêu cầu đeo khẩu trang hay không trên các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương. Người phát ngôn Hãng Air France (Pháp) và Lufthansa (Đức) cho biết hành khách vẫn được yêu cầu đeo khẩu trang trên các chuyến bay của họ theo quy định của Pháp và Đức. Còn Hãng British Airways (Anh) nói đeo khẩu trang hay không sẽ tùy vào quy định của điểm đến.

Trước đó, nhiều quốc gia châu Âu đã bỏ đeo khẩu trang. Anh nằm trong số những nước đầu tiên trên thế giới bỏ tất cả quy định phòng COVID-19 khi đi lại, trong đó có đeo khẩu trang trên máy bay và tại sân bay.

Tuy nhiên, tại châu Á, hiện vẫn còn nhiều quốc gia coi trọng chiếc khẩu trang dù tỉ lệ tiêm chủng đã cao. Tuần này Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ quyết định việc có đeo khẩu trang hay không vào đầu tháng 5, nhưng hiện vẫn giữ quy định này.

Thủ đô của Ấn Độ vừa khôi phục yêu cầu đeo khẩu trang nơi công cộng. Tại Singapore, theo báo Straits Times hồi cuối tháng 3, dù việc đeo khẩu trang hiện không còn bắt buộc ngoài trời, nhưng 90% cư dân vẫn đeo khi đi trên đường, vỉa hè và bãi biển.

Theo báo Washington Post, sự chần chừ của người Singapore trong việc này một phần vì họ lo lắng cho những thành viên dễ tổn thương hơn như người già. Các lãnh đạo của đảo quốc này đã nhiều lần nhấn mạnh sức khỏe của cộng đồng quan trọng hơn các quyền tự do cá nhân.

Tại Nhật Bản hôm 20-4, người đứng đầu Hiệp hội Y khoa Nhật Bản Toshio Nakagawa cảnh báo nước này sẽ không làm theo các quốc gia phương Tây trong việc nới lỏng hoặc bỏ quy định đeo khẩu trang. "Tôi tin ngày người dân có thể ngừng đeo khẩu trang sẽ không bao giờ đến ở Nhật Bản nếu đất nước còn tiếp tục có các ca nhiễm" - ông nói.

Tại sao nên đeo khẩu trang?

Theo giải thích của CDC Mỹ ngày 20-4, việc đeo khẩu trang phòng COVID-19 có lợi nhất ở những nơi đông đúc hoặc thông gió kém, như trên các phương tiện giao thông công cộng có không gian kín. Khi mọi người đeo khẩu trang vừa vặn che kín mũi và miệng, họ sẽ bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh, kể cả những người bị suy giảm miễn dịch hoặc chưa tiêm vắc xin, giúp cho việc đi lại của mọi người an toàn hơn.

Bộ Tư pháp Mỹ kháng cáo phán quyết bỏ quy định đeo khẩu trang của tòa liên bang

TTO - Ngày 20-4, Bộ Tư pháp Mỹ kháng cáo phán quyết của tòa án liên bang về việc bỏ quy định đeo khẩu trang đối với hành khách trên máy bay, tàu hỏa, xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: khẩu trang

Tin cùng chuyên mục

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar