10/05/2011 03:21 GMT+7

"Cuộc chiến" của Obama

KHỔNG LOAN(Theo National Journal, Foreign Policy)
KHỔNG LOAN(Theo National Journal, Foreign Policy)

TT - Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có được “chiến thắng ban đầu” và “nhìn thấy được” trong cuộc chiến chống khủng bố mà người tiền nhiệm đã phát động, nếu việc giết được trùm khủng bố Osama Bin Laden sau thời gian truy tìm khắp hang cùng ngõ hẻm, sử dụng những biện pháp ráo riết nhất, gay gắt nhất, cực đoan nhất “đúng là sự thật”.

Phóng to

Lính Mỹ trên chiến trường Afghanistan - Ảnh: Reuters

Sự chuyển đổi chính sách

Đó là một quá trình mà ông Obama là người tiếp quản “sứ mệnh”, với nền tảng học thuyết được đặt ra từ chính quyền của G.Bush. Nhưng các quan chức thời Tổng thống Bush con, trong khi ca ngợi sứ mệnh đã hoàn thành của Obama, họ chỉ nhận rất ít sự tham gia của mình trong đó. Cựu ngoại trưởng Mỹ, bà Condoleezza Rice, trong cuộc phỏng vấn với Đài MSNBC đã rất khéo khi nhận định chiến dịch là “câu chuyện hay về quá trình tiếp nối giữa hai tổng thống”.

Đằng sau chuyện tiêu diệt được Bin Laden, thật ra là sự chuyển đổi chính sách giữa hai chính quyền về cách đối phó với khủng bố. Khi còn là thượng nghị sĩ, ông Obama đã gọi cuộc chiến Iraq là “cuộc chiến ngu ngốc”, và có hàm ý đánh giá Tổng thống Bush đã hiểu sai nghiêm trọng về thách thức với Mỹ sau vụ 11-9.

Khi lên nắm quyền, ông Obama đã nhanh chóng lái cuộc chiến về xuất phát điểm của nó, theo quan điểm của nhiều chuyên gia là đặt mọi thứ lại đúng vị trí. Ông Obama đã vứt cái ý tưởng “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” - vốn thổi bùng các đe dọa khủng bố từ Al Qaeda tới Hamas và Hezbollah - mà thay thế bằng việc tập trung chính xác vào hang ổ Al Qaeda và những “đứa con” của nó.

Việc đổi hướng này là một phần sự thay đổi của Obama trong quan hệ với thế giới. Tổng thống Bush đã mở rộng khái niệm chiến tranh, với cả kẻ thù là “tất cả người Hồi giáo có quan điểm cực đoan”, đưa Mỹ vào một cuộc chiến không lối thoát, phải chiến đấu một mình vì không có nhiều lực lượng ủng hộ cái khái niệm “kẻ thù” của Mỹ.

Hezbollah và Hamas đều có các mục đích chính trị chính danh của mình dù vẫn còn gây tranh cãi và không thấy có mối liên quan tới Bin Laden. Trong quan điểm của ông Obama, ông chỉ tập trung vào khủng bố xuyên quốc gia theo cái nhìn hẹp và lấy lòng lại tất cả những đồng minh “đương nhiên” mà Mỹ để mất trong thập kỷ qua, để có thể lôi kéo cả thế giới xung quanh vào mục đích dập tắt Al Qaeda.

Trước đó, ông Bush đã vẽ nên Al Qaeda và khủng bố là mối đe dọa của thiên niên kỷ, khiến người ta so sánh cuộc đối đầu giữa Mỹ và khủng bố căng thẳng như thời Chiến tranh lạnh: các tên khủng bố muốn áp đặt “chế độ Hồi giáo toàn trị”, tức là thổi bùng mối đe dọa của Bin Laden thành “bóng ma của thế kỷ”, dù ban đầu đây chỉ là một nhóm nhỏ và không có mục tiêu thống nhất.

Thiếu chiến lược rõ ràng từ đầu đã đưa Mỹ gặp những khó khăn lớn ở Afghanistan và Pakistan hiện nay. Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld từng nói một câu nổi tiếng: “Chúng ta thiếu thước đo để biết đang thắng hay thua trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố”. Ông và các thành viên khác của chính quyền Bush đều không phát triển “thước đo” đó.

Cơ hội cho sự khởi đầu

Cho dù cuộc đột kích ngoạn mục, mà cơ hội thành công chỉ là 55/45 như ông Obama thừa nhận hôm 9-5, có thể không chắc chắn khả năng tái đắc cử của ông Obama, hoặc chấm dứt trọn vẹn mối đe dọa từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, nhưng nó là dịp để sang trang mới.

Điểm xuất phát lại bắt đầu từ Pakistan - nơi mà chính quyền vẫn bị nghi ngờ “chơi trò hai mặt với Mỹ” (vừa nhận viện trợ phương Tây, vừa chìa tay với lực lượng cực đoan) để rồi “chơi với dao lắm sẽ bị đứt tay”.

Ở Afghanistan, mối liên hệ giữa Taliban và Al Qaeda là những rào cản quan trọng nhất trong việc thương lượng kết thúc của nổi dậy hiện nay, và phong trào Taliban đang chia rẽ giữa một bên là tiếp tục thánh chiến, một bên là thương lượng với chính phủ hiện tại để có vị trí chính danh trong xã hội.

Quan chức an ninh của Mỹ cho rằng cái chết của Bin Laden sẽ khiến có thêm những người bên trong Taliban hay Al Qaeda tin rằng có cách để hòa giải với chính phủ trung ương của Afghanistan, và sẵn sàng cắt đứt với Al Qaeda để đối thoại nghiêm túc. Nhìn rộng ra, vụ đột kích cho thấy mức độ kiên trì và khả năng gây choáng của Mỹ, và theo cách nào đó có thể ảnh hưởng tới các quan hệ quốc tế. Mỹ đã tuyên bố và họ đã làm được.

Nỗ lực hòa giải với thế giới Hồi giáo mà ông Obama đã khởi động từ trước chuyến thăm Cairo năm 2009, cùng với những diễn biến chính trị gần đây ở Trung Đông và Bắc Phi dẫn tới các xã hội cởi mở hơn, quyền lực được chia sẻ chứ không tập trung tuyệt đối trong tay nhà nước nữa, đã cho ông Obama cơ hội chứng minh cái chết của Bin Laden có thể chôn vùi cùng “tầm nhìn” của chính trùm khủng bố về sự xung đột của các nền văn minh, tức là không có gì đối lập nếu vừa theo đuổi khủng bố vừa tái khởi động quan hệ với thế giới Hồi giáo.

Nhưng các kết quả đó vẫn sẽ yếu ớt nếu quan hệ Palestine - Israel không cải thiện. Taliban có thể tiếp tục chờ Mỹ rút quân khỏi Afghanistan; Pakistan chơi tiếp lá bài may mắn; vụ tấn công trả thù của Al Qaeda có thể đặt ông Obama vào thách thức quốc phòng mới. Nhưng đời tổng thống có khi nào hết nguy cơ? Cuộc chiến chống khủng bố - vốn đã đặt ra các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng của Mỹ trước đây - đang dần đi đến hồi kết.

Paul Pillar - cựu chuyên gia phân tích về Trung Đông và chống khủng bố của CIA, hiện là giáo sư của chương trình nghiên cứu an ninh tại ĐH Georgetown - nhận định: “Tôi hi vọng Osama chết sẽ giúp các lãnh đạo chính trị của chúng ta cơ hội tuyên bố chiến thắng, và giúp đất nước thoát khỏi nỗi ám ảnh của cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố. Cách người Mỹ nghĩ về thách thức mà chúng ta đối mặt trên thế giới và trong nước đã bị bóp méo quá lâu bởi tập trung vào một khía cạnh của an ninh và khủng bố sau vụ tấn công 11-9”.

Gerges, giáo sư về chính trị Trung Đông và quan hệ quốc tế tại ĐH Kinh tế và khoa học chính trị London, cho rằng: “Nhìn vào những phản ứng sau tuyên bố Bin Laden đã chết, ta có thể thấy rõ Bin Laden và Al Qaeda đã làm hại nước Mỹ cả về vật chất và tâm lý. Nhưng tôi hi vọng tổng thống Mỹ sẽ sử dụng cái chết này như cách để giảm khoảng cách giữa mối đe dọa khủng bố thực và những gì trong trí tưởng tượng của người Mỹ”.

Không dễ định nghĩa thế nào là “chiến thắng” trong một cuộc chiến tranh. Có thể sau Bin Laden sẽ còn những vụ trả thù kinh khủng hơn. Nhưng cái chết của Bin Laden có thể tạo ra một dấu tạm dừng.

_____________________

Cái chết của ông trùm khủng bố có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc chiến Afghanistan, mối quan hệ đồng minh Mỹ - Pakistan, sự tồn tại của tổ chức Al Qaeda và cả kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012.

Kỳ tới: Bin Laden chết, thế giới đổi thay?

KHỔNG LOAN(Theo National Journal, Foreign Policy)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Cuộc tranh luận tại Tòa án tối cao Mỹ hôm 15-5 không chỉ xoay quanh sắc lệnh của ông Trump về quyền công dân.

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Tân Giáo hoàng Leo XIV là vị Giáo hoàng đầu tiên mang tông hiệu này sau hơn 100 năm, khơi lại một truyền thống gắn liền với đối thoại, hòa bình và công bằng xã hội.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng

Các quý tộc và chính trị gia châu Âu quy tụ lại Palazzo Brancaccio - cung điện lộng lẫy ở trung tâm thủ đô Rome (Ý), tiệc tùng với những người hành hương từ Mỹ và giới tinh hoa Công giáo. Những cuộc giao lưu diễn ra ngay trước ngày bầu Giáo hoàng.

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar