17/02/2019 11:02 GMT+7

Cuộc chiến 'bức tường' chỉ mới bắt đầu

T.BẢO ANH
T.BẢO ANH

TTO - Với quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hôm 15-2 để kích hoạt ngân sách xây bức tường biên giới với Mexico, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đối mặt với một cuộc chiến pháp lý đầy cam go phía trước.

Cuộc chiến bức tường chỉ mới bắt đầu - Ảnh 1.

Người Mỹ biểu tình trước khách sạn Trump International Hotel & Tower ở New York ngày 15-2, phản đối việc ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để xây bức tường biên giới với Mexico - Ảnh: REUTERS

Quốc hội Mỹ đã cho ông Trump khoản ngân sách (1,37 tỉ USD) xây một bức tường dài 55 dặm dọc biên giới Mỹ - Mexico, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ tự tin rằng ông đã tìm được cách để mở rộng chiều dài đó lên tới 234 dặm: Đó là ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Tạp chí Time nói về quyết định gây bất ngờ của ông Trump


Nói như tạp chí nổi tiếng National Interest của Mỹ, "cuộc chiến biên giới của ông Trump chỉ mới bắt đầu".

5 kịch bản kết thúc "bức tường"

Chỉ một giờ sau khi Nhà Trắng công bố văn bản tuyên bố khẩn cấp quốc gia của ông Trump, Liên đoàn tự do dân sự Mỹ (ACLU) đã thông báo ý định kiện nhà lãnh đạo Mỹ.

Nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Public Citizen là nhóm đâm đơn kiện đầu tiên thách thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia của ông Trump. Đại diện cho các chủ đất và một nhóm môi trường bị ảnh hưởng bởi bức tường biên giới, Public Citizen đã kêu gọi Tòa án quận Columbia ở thủ đô Washington "cấm ông Trump và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng các khoản quỹ vốn dành cho mục đích khác để xây bức tường".

Trang tin Vox dẫn nhận định của giới chuyên gia pháp lý cho biết hiện có 5 khả năng giấc mộng xây bức tường "to và đẹp" của ông Trump bị đặt dấu chấm hết.

Thứ nhất, theo luật, Quốc hội Mỹ có thể đưa ra một dự thảo nghị quyết về chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia. Nếu diễn ra một cách êm xuôi, dự thảo này sẽ lần lượt đi từ Hạ viện tới Thượng viện và cuối cùng là đến bàn làm việc của ông Trump. Hiện các thành viên Đảng Dân chủ đã cho thấy ý định này.

Khả năng cao ông Trump sẽ phủ quyết dự thảo nghị quyết trên. Lúc đó, lưỡng viện Mỹ sẽ cần sự ủng hộ của 2/3 nghị sĩ ở cả Hạ viện và Thượng viện để bỏ qua quyền phủ quyết của ông Trump và chấm dứt tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên, mấu chốt hiện nằm ở chỗ liệu đa số thành viên Đảng Cộng hòa, hiện kiểm soát Thượng viện, có ủng hộ nếu phe Dân chủ tiến hành phương án này hay không.

Thứ hai, các thành viên Đảng Dân chủ có thể kiện Nhà Trắng với lập luận ông Trump đã vượt mặt quyền lực của Quốc hội. Thứ ba, các chủ đất có thể kiện ông Trump vì bị ảnh hưởng bởi bức tường biên giới.

Thứ tư, các nhóm hoạt động tự do tương tự ACLU có thể thách thức ông Trump với lý do "thâu tóm quyền lực gây tổn hại các cộng đồng người Mỹ".

Kịch bản thứ 5 là các bang Mỹ đâm đơn kiện ông Trump. Ngay sau lệnh khẩn của ông Trump ở Vườn Hồng, thống đốc bang California Gavin Newsom đã cảnh báo "sẽ gặp ông Trump tại tòa án".

Ông Trump tạo tiền lệ?

Thực tế nhiều đời tổng thống Mỹ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia từ Thế chiến 2. Đáng chú ý nhất là cựu tổng thống Bill Clinton với 17 lần, kế đến là cựu tổng thống George W. Bush với 12 lần và cựu tổng thống Barack Obama với 13 lần.

Tuy nhiên, phần lớn tuyên bố khẩn cấp quốc gia là các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào những cá nhân, tổ chức... nước ngoài có hoạt động gây đe dọa cho nước Mỹ, theo bà Elizabeth Goitein - đồng giám đốc Chương trình an ninh quốc gia và tự do tại Trung tâm Tư pháp Brennan (BCJ, Mỹ).

Chẳng hạn cựu tổng thống Bill Clinton đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia thời kỳ cấm vận Cuba vào năm 1996, theo đó cấm tàu thuyền và máy bay Mỹ đi vào lãnh thổ Cuba nếu không được phép. Trong khi đó, cựu tổng thống Barack Obama từng có hành động tương tự vào thời điểm xảy ra đại dịch cúm heo H1N1 hồi năm 2009 để kích hoạt các kế hoạch ngăn chặn thảm họa.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia là bước đi đầu tiên để ông Trump có được tổng ngân sách 8 tỉ USD, hơn nhiều so với mức 5,7 tỉ USD mà ông đề xuất xây bức tường "to và đẹp" chạy dọc biên giới Mỹ - Mexico. Mặc dù không có nhiều rào cản để ngăn khả năng tổng thống Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhưng tổng thống không thể tự tung tự tác và câu chuyện hậu ban bố mới là điều đáng nói.

Ngay trong bài phát biểu tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ở Vườn Hồng hôm 15-2, chính ông Trump cũng dự đoán khả năng ông đương đầu với những thách thức pháp lý tại Tòa án tối cao Mỹ.

"Hầu như không có chuyện kiện tụng trong lịch sử 43 năm của đạo luật khẩn cấp quốc gia" - ông Steve Vladeck, giáo sư luật của Đại học Texas (Mỹ), bày tỏ sự ngạc nhiên với trường hợp đặc biệt của ông Trump.

Thế nào là ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia?

Năm 1976, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật khẩn cấp quốc gia (NEA), theo đó cho phép tổng thống ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia khi nhà lãnh đạo Mỹ cảm thấy cần thiết. Điều đáng nói là đạo luật này không đưa ra một khái niệm cụ thể về "khẩn cấp", do đó tình hình khẩn cấp hay không sẽ dựa vào đánh giá của tổng thống Mỹ.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép tổng thống Mỹ có nhiều đặc quyền được quy định trong hàng chục luật khác nhau. Theo luật hiện hành, tình trạng khẩn cấp quốc gia sẽ kéo dài trong vòng 1 năm và mất hiệu lực nếu tổng thống Mỹ không tuyên bố gia hạn.

Tính đến nay, các tổng thống Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia 58 lần, trong đó có 31 lệnh vẫn đang có hiệu lực. Chẳng hạn tuyên bố khẩn cấp quốc gia của cựu tổng thống Bush "con" sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11-9-2001 vẫn còn hiệu lực.

2 thách thức pháp lý lớn

Theo Reuters, các chuyên gia pháp lý nhận định lệnh khẩn cấp của ông Trump có thể sẽ bị thách thức ở ít nhất hai lập luận chống lại ông: Không có tình trạng khẩn cấp thật sự và hành động của ông Trump đã vượt quá quyền hành của mình vì theo hiến pháp Mỹ, quốc hội mới có thẩm quyền đối với việc phân bổ ngân sách liên bang, chứ không phải tổng thống.

Hiện những thách thức pháp lý này diễn biến đến đâu và như thế nào vẫn chưa rõ, nhưng có khả năng sẽ "hạ cánh" tại Tòa án tối cao, Đài CNN nhận định.


T.BẢO ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Viện Kinh tế Mastercard vừa công bố báo cáo tỉ lệ lừa đảo du lịch ở các thành phố trên toàn cầu, trong đó cao nhất là thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Ukraine chỉ xác nhận có 6 binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công của tên lửa Nga tại trường bắn ở vùng Sumy. Chỉ huy đơn vị liên quan của Ukraine đã bị đình chỉ công tác.

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Việc Mỹ quyết định chờ đề xuất của Nga là diễn biến mới nhất trong lập trường thay đổi liên tục của Washington về việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar