TTO\u00a0 m\u1eddi b\u1ea1n \u0111\u1ecdc\u00a0c\u00f9ng TP gi\u1ea3i m\u00e3 m\u1ed9t lo\u1ea1t \u0111i\u1ec3m n\u00f3ng k\u1eb9t xe \u0111\u1ec3 c\u00f9ng x\u1eafn tay "gi\u1ea3i c\u1ee9u"." />
19/10/2015 07:00 GMT+7

Cùng Tuổi Trẻ giải mã những điểm nóng kẹt xe Sài Gòn

TTO
TTO

TTO - Yêu cầu "Giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc giao thông"  được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý TP.HCM tại đại hội Đảng bộ TP.HCM khóa X vừa qua. Từ hôm nay, TTO  mời bạn đọc cùng TP giải mã một loạt điểm nóng kẹt xe để cùng xắn tay "giải cứu".

Sau nhiều năm đầu tư mở rộng làn đường, xây nhiều cầu vượt, làm một số tuyến đường mới..., tình hình kẹt xe tại TP.HCM tưởng đã được khắc phục nhưng thực tế không phải vậy.

Theo cảnh báo của các chuyên gia giao thông, tình trạng kẹt xe tại TP.HCM sẽ ngày càng tăng bởi tốc độ xây dựng, phát triển cầu đường mới không theo kịp sự gia tăng lượng xe cá nhân.

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, năm 2010 toàn TP có khoảng 4,9 triệu xe (gồm 4,49 triệu xe gắn máy và 446.956 ôtô).

Đến cuối năm 2012, số xe của TP tăng lên gần 6 triệu chiếc (gồm 5,46 triệu xe gắn máy và 536.983 ôtô). Đến cuối năm 2014, TP đã hơn 7 triệu xe (khoảng 6,4 triệu xe gắn máy và khoảng 600.000  ôtô).

Với lượng xe gắn máy 6,4 triệu, TP.HCM là địa phương có lượng xe gắn máy đứng đầu cả nước (tổng số 63 tỉnh thành là 43 triệu xe gắn máy).

Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông TP có mức tăng rất thấp - chỉ khoảng 2%/năm.  

Mỗi năm vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông ở TP đã góp phần tăng thêm khoảng 2% diện tích cầu, đường giao thông, trong khi đó số lượng xe cá nhân tăng 10%, lượng khách đi xe buýt lại giảm.

Thêm vào đó, việc phát triển vận tải công cộng lại chậm chạp và chưa có sự chuyển biến đột phá.

Theo Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2015, có khoảng 152 triệu lượt hành khách đi xe buýt, giảm khoảng 15 triệu lượt (8,9%) so với 6 tháng đầu năm 2014.

Điều này cho thấy người dân không bỏ xe cá nhân để đi xe buýt, mà ngược lại họ từ bỏ xe buýt để đi xe cá nhân, khiến mật độ xe cá nhân lưu thông trên đường ngày càng tăng.

Chính vì vậy, nguy cơ ùn tắc giao thông ở TP đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết sau khi kết hợp với các đơn vị liên quan đánh giá từ đầu năm 2015 đến nay trên địa bàn TP đang tồn tại 24 điểm nóng về nguy cơ ùn tắc giao thông.

1. Giao lộ Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh (Q.1)

2. Ngã sáu Cộng Hòa - công trường Dân Chủ (Q.3)

3. Đường Nguyễn Tất Thành (Q.4)

4. Giao lộ Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo (Q.5).

5. Đường Hoàng Minh Giám (Q.Phú Nhuận)

6. Vòng xoay Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình)

7. Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn  (Q.Tân Bình - Q.Phú Nhuận - Gò Vấp)

8. Giao lộ Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình)

9. Đường Trường Chinh (đoạn từ Âu Cơ đến Tân Kỳ - Tân Quý, Q.Tân Bình - Q.Tân Phú).

10. Nút giao thông Mỹ Thủy (Q.2)

11. Giao lộ đường Lê Văn Việt - đình Phong Phú  (Q.9)

12. Đường Lã Xuân Oai (đoạn từ cầu Tăng Long đến ngã ba Lò Lu, Q.9)

13. Ngã tư Tây Hòa (Q.9 - Q.Thủ Đức)

14. Ngã tư Thủ Đức  (Q.9 - Q.Thủ Đức)

15. Vòng xoay Hàng Xanh - đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đến ngã năm Đài Liệt Sĩ (Q.Bình Thạnh)

16. Giao lộ Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng (Q.Bình Thạnh)

17. Ngã sáu Gò Vấp (Q.Gò Vấp)

18. Giao lộ Quang Trung - Lê Văn Thọ (Q.Gò Vấp)

19. Nút giao thông Ngã tư An Sương (Q.12 - huyện Hóc Môn)

20. Giao lộ Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh (Q.7)

21. Giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư (Q.7)

22. Quốc lộ 50 - cầu Ông Thìn (huyện Bình Chánh)

23. Đường Vĩnh Lộc - Nguyễn Thị Tú - Quách Điêu  (huyện Bình Chánh)

24-  Nút giao thông An Phú (Q.2).

Bản đồ 24 điểm kẹt xe ở TP.HCM năm 2015 - Đồ họa: Việt Thái 

Hôm nay, trong vài giờ tới, Tuổi Trẻ Online trân trọng mời bạn đọc cùng các cấp chính quyền, các ngành chức ngành của TP.HCM giải mã một trong những điểm kẹt xe, ùn tắc giao thông nóng nhất ở TP.HCM và là nỗi ám ảnh của hàng triệu người qua lại nơi đây: 

Vòng xoay Hàng Xanh: xe cộ chìm trong "mạng nhện"

Từ thực trạng ùn tắc giao thông điểm này và giải thích, giải pháp ban đầu của ngành chức năng lẫn bà con tại chỗ, người đi đường, TTO mong mỏi các bạn, từ thực tế quan sát, trải nghiệm của chính mình, giải thích tại sao khu vực này thường ùn tắc, ùn ứ, kẹt xe...; đồng thời thử đưa ra những đề xuất cụ thể để có thể giảm, xóa đi nỗi ám ảnh mỗi ngày nơi đây.
TTO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bao chiếm, lấn chiếm đất ở Phú Quốc phức tạp, vì sao?

UBND đặc khu Phú Quốc yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt ngay hành vi dựng lều trại, tập kết hàng hóa vi phạm trật tự đô thị, tập kết trên đất Nhà nước quản lý.

Bao chiếm, lấn chiếm đất ở Phú Quốc phức tạp, vì sao?

Không thuộc diện nghị định 178 và 67, công chức thôi việc sẽ hưởng trợ cấp ra sao?

Không thuộc diện nghị định 178, nghị định 67, công chức dôi dư do sáp nhập sẽ được hưởng chính sách riêng áp dụng cho người tự nguyện hoặc buộc thôi việc.

Không thuộc diện nghị định 178 và 67, công chức thôi việc sẽ hưởng trợ cấp ra sao?

Xe máy lấn làn trên đường Phạm Văn Đồng: Sẽ tăng phạt nguội từ hình ảnh của người dân, báo chí

Dù đường Phạm Văn Đồng (TP.HCM) có biển báo phân làn rõ ràng và dải phân cách chia làn, nhiều người đi xe máy vẫn chạy vào làn ô tô, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Xe máy lấn làn trên đường Phạm Văn Đồng: Sẽ tăng phạt nguội từ hình ảnh của người dân, báo chí

Gieo hạt giống lành trên mạng xã hội

Chia sẻ những chuyện tốt trên mạng xã hội, tìm đọc những điều tử tế cũng là cách hướng tâm trí mình đến những điều hay lẽ phải.

Gieo hạt giống lành trên mạng xã hội

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Cách nào để hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng?

Người dân thắc mắc về chính sách trợ cấp hưu trí xã hội cho người từ 75 tuổi, mức hưởng là 500.000 đồng/tháng, có hiệu lực từ 1-7.

Cách nào để hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar