11/05/2015 13:23 GMT+7

Cùng qua sông trong... lồng sắt

YẾN TRINH
YẾN TRINH

TT - Khi đến xã Vĩnh Quới, các thành viên đã thử qua sông trong chiếc lồng sắt, đều chia sẻ họ không ngờ người dân và nhất là các em học sinh lại vất vả như vậy.

Mọi người cùng qua sông Xẻo Chích (xã Vĩnh Quới) bằng lồng sắt để hiểu thêm nỗi vất vả của người dân - Ảnh: Y.T.

​Ngày đầu tháng 5, thành viên trên chuyến xe từ Sài Gòn xuống xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng) để xây cây cầu mới cho người dân qua sông được an toàn có chừng chục người là thính giả chương trình Sát cánh cùng gia đình Việt - Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM. 

Họ tham gia chuyến đi do những lần nghe phát thanh về những hoàn cảnh nghèo khó và muốn chia sớt với các số phận ấy.

Có lẽ “bao đồng” nhất trong các thành viên là bà Đỗ Thị Giàu, trước đây bán bánh mì ở góc đường Đề Thám (Q.1, TP.HCM). Với cái tuổi đã ngoài 60 chẳng còn sung sức, bà vẫn theo chương trình mấy năm nay, lúc góp tiền, lúc khác lại gom quần áo cũ của bà con xung quanh. 

Tóc đã muối tiêu, người khòm khòm, bà kể: “Cứ mỗi lần nghe đài mà thấy có người khổ quá, sống cảnh màn trời chiếu đất ở tuốt Tây Ninh, Kiên Giang... là tui không cầm được nước mắt.

Mình tuy khổ nhưng còn có cái ăn chỗ ở, thôi thì giúp người ta được chút nào đỡ chút đó”. Và vì vậy, cứ mỗi khi chương trình tổ chức đi trao tiền - quà, khởi công xây cầu... bà lại cố gắng tham gia và được gọi thân thương là má Giàu.

Thời trẻ trải đủ nghề để mưu sinh, ông La Tân Long (46 tuổi, chủ trại dế ở Hóc Môn) rất thông hiểu những mảnh đời giống mình ngày xưa.

Có những sớm mai chạy xe đi giao dế cho khách, ông cũng nước mắt ngắn dài khi nghe ở miệt heo hút nào đó có mấy mẹ con phải sống ngoài đồng mả, có gia đình cả ngày chỉ ăn được một bữa cơm cá khô. Kỳ lạ là không thấy hình, chỉ nhớ loáng thoáng tên nhưng ông cũng chạy xe đến đài để góp chút đỉnh tiền. Ông cũng là người đóng góp ý kiến cho chương trình về áo đồng phục, cách tổ chức...

Còn bà Võ Thị Hoài Niệm (61 tuổi, Q.Thủ Đức) thiệt thà: “Mỗi lần đi tôi háo hức lắm, gần tới ngày mà chưa nghe thông báo chỗ tập trung này nọ là lo lắng lắm”.

Ngoài những thính giả tham gia lâu năm, chuyến xe còn có những người trẻ như Thúy Diễm, Hữu Vinh mới đi lần đầu nhưng đều hết mình với tinh thần thiện nguyện. Sau những chuyến đi với đủ buồn vui sướng khổ, các thành viên đã coi nhau như người thân.

Bà Võ Mỹ Liên (59 tuổi, ở Củ Chi) đã nhận anh Vĩnh Trung (33 tuổi) làm con nuôi vì “hai mẹ con hợp nhau lắm, Trung nó tốt bụng, nhiệt tình, lại thiếu tình thương gia đình nên tôi coi nó như con”.

Khi đến xã Vĩnh Quới, các thành viên đã thử qua sông trong chiếc lồng sắt, đều chia sẻ họ không ngờ người dân và nhất là các em học sinh lại vất vả như vậy.

“Chuyện trò với người dân, biết thêm về cuộc sống, về những mong ước giản đơn như có một cây cầu, một mái nhà không mưa dột... tôi thấy mình sống có trách nhiệm, trái tim giàu cảm xúc hơn” - một thành viên nói. 

Phát thanh viên Hồng Thúy, người đã dẫn dắt thính giả đến với nhiều mảnh đời bất hạnh, bộc bạch: “Những người làm chương trình chúng tôi rất xúc động khi thính giả đồng hành với chương trình nhiều như vậy. Dù nhiều người là lao động nghèo, chạy xe ôm, mua ve chai... cuộc sống còn khó khăn nhưng tấm lòng thì vô hạn”.

YẾN TRINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar