19/11/2021 13:01 GMT+7

Cục trưởng Cục Trẻ em: 'Cần xóa bỏ định kiến và áp lực lên nam giới'

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - "Tôi mong muốn kết nối mọi cá nhân, tổ chức để xóa bỏ những áp lực, định kiến lên nam giới nhằm phát huy tối đa năng lực của nam giới, hướng đến bình đẳng giới chung".

Cục trưởng Cục Trẻ em: Cần xóa bỏ định kiến và áp lực lên nam giới - Ảnh 1.

Diễn đàn dành cho nam giới quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam - Ảnh: BTC

Đó là chia sẻ của ông Đặng Hoa Nam - cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - thương binh và xã hội - tại sự kiện ra mắt Diễn đàn Kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững ở Việt Nam, diễn ra sáng 19-11 tại Hà Nội.

Nhân Ngày quốc tế nam giới 19-11, Diễn đàn Kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững ở Việt Nam - VNMENNET chính thức ra mắt.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - giám đốc Đại học Y Hà Nội, chủ tịch lâm thời VNMENNET - chia sẻ trong quan niệm truyền thống, nam giới luôn là tác nhân gây bất bình đẳng giữa nam và nữ. Chúng ta lên án các hành vi bạo lực của nam giới lên phụ nữ, thế nhưng đến nay cần sự thay đổi định kiến.

"Mẫu người nam giới thành công là mạnh mẽ, có công việc thành đạt, quản lý, lãnh đạo gia đình, còn người phụ nữ phải là hậu phương vững chắc, chăm lo cho gia đình. Tuy nhiên giới trẻ ngày nay đã có nhiều thay đổi, họ tiếp nhận thông tin mới, vậy người đàn ông tại sao phải theo mẫu hình truyền thống.

Chúng ta cần thúc đẩy mẫu hình nam tích cực, tôn vinh đóng góp của nam giới, thúc đẩy tinh thần nam giới tiến tới quan hệ nam giới bình đẳng chung", ông Hiếu nói.

Chia sẻ những vấn đề nam giới đang gặp phải, ông Đặng Hoa Nam - cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, mong muốn kết nối mọi cá nhân, tổ chức để xóa bỏ những áp lực, định kiến lên nam giới nhằm phát huy tối đa năng lực của nam giới, hướng đến bình đẳng giới chung.

"Nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng, để thay đổi định kiến giới cần phát triển kinh tế - xã hội. Không nên đặt quá nhiều áp lực lên nam giới trong cả vấn đề xã hội lẫn trong gia đình. Tạo điều kiện cho cả phụ nữ và nam giới phát triển bình đẳng", ông Nam chia sẻ.

Đã tham gia gặp gỡ và tư vấn cho nhiều nam giới trong các dự án bình đẳng giới, TS Hoàng Tú Anh, chủ tịch Mạng lưới Phòng ngừa và ứng phó bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNet), nhận thấy nam giới hiện tại đang rất cô đơn và khủng hoảng, cả về vấn đề thể chất lẫn tinh thần.

Bà cho biết: "Phụ nữ dù đang bị những khuôn mẫu nhưng phụ nữ nhận được nhiều giáo dục từ bé, từ mẹ, từ nhà trường. Nhưng nam giới thì lại không có được sự giáo dục giới như vậy, họ không nhận được những chia sẻ từ bố để sau này trở thành người đàn ông như thế nào. Họ không biết mình theo hình mẫu nào, họ phải tự mình tìm cách để đi.

Thậm chí, nhiều người chọn cách bỏ việc để ở nhà chăm con hay bỏ hết mọi thứ để đưa vợ đến những nơi vợ muốn. Nhưng họ không biết mình làm như vậy đã đúng chưa. Nam giới không được dạy và thể hiện các cảm xúc của mình, họ không có cách để giải tỏa nên nhiều trường hợp dẫn đến bạo lực".

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh miền núi Điện Biên, anh Cầm Văn Trường đã tích cực tham gia vào các dự án bình đẳng giới. Anh chia sẻ: "Quê hương nơi tôi sinh sống là 100% đồng bào dân tộc, họ gặp nhiều hạn chế về thông tin, ít được tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức và phòng ngừa về bạo lực giới.

Chúng tôi rất vui mừng khi dự án đến được với vùng sâu, vùng xa. Qua những dự án về bình đẳng giới ấy, nhiều anh đã nói với chúng tôi: Từ giờ tôi không nói, giúp vợ làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, mà việc đó là việc chung của cả vợ và chồng.

Có anh chia sẻ, trước đây mình uống rượu đến khi say không kiểm soát được dẫn đến đánh vợ con, từ giờ không uống rượu nữa. Chúng tôi đã thấy được sự thay đổi của những nam giới trong bình đẳng giới".

Diễn đàn Kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững tại Việt Nam được thành lập với sự tham gia quản trị của nhiều chuyên gia, như PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; ông Đặng Hoa Nam - cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - thương binh và xã hội; ông Trần Quốc Nam - quản trị diễn đàn Tiếng nói người khuyết tật Việt Nam; TS Trần Kiên - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội; Lê Văn Công - huy chương vàng Paralympics 2016...

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Cà Mau đưa ứng dụng tổng đài trợ lý ảo AI qua để hỗ trợ người lao động về giải quyết việc làm và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp với khẩu hiệu 'Gọi một cuộc, có việc làm'.

Cà Mau đưa trợ lý ảo AI vào giới thiệu việc làm

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

'Trong giây phút nguy cấp mới thấy từng phút, từng giây cấp cứu người bị nạn thật là quý giá', anh Hà Văn Long (sinh năm 2004 - tài xế taxi Hãng Xanh SM) nói.

Đưa cô gái bị gãy chân đi cấp cứu, taxi được cảnh sát 'mở đường' thoát kẹt xe

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Nam thanh niên chết đuối khi xuống sông cứu 2 học sinh

Thấy hai học sinh bị đuối nước trên sông Hồng (xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), anh D. lao xuống sông để cứu hai em nhưng anh lại không qua khỏi.

Nam thanh niên chết đuối khi xuống sông cứu 2 học sinh

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng YouTube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Ngày 19-5, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chính thức kết luận có hành vi bắt nạt liên quan đến vụ tự tử của phát thanh viên thời tiết Oh Yoanna khi cô làm việc tại đài MBC.

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar