31/03/2017 18:29 GMT+7

Cục điện ảnh yêu cầu thay ảnh trong phim Dạ cổ hoài lang

V.V.TUÂN
V.V.TUÂN

TTO - Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cho rằng, sự cố dùng ảnh bà Tống Mỹ Linh (phu nhân của ông Tưởng Giới Thạch) trong phim Dạ cổ hoài lang là lỗi nghề nghiệp sơ đẳng khó tha thứ.

Hình bà Út Trong (trái) được photoshop từ hình bà Tống Mỹ Linh (phải) 

Chiều ngày 31-3, ông Khuất Duy Tân trưởng phòng phổ biến phim, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, ông rất cám ơn báo chí trong đó có báo Tuổi Trẻ đã đưa thông tin sự việc bộ phim Dạ cổ hoài lang có dùng hình ảnh bà Tống Mỹ Linh.

Ông Tân cho biết, sau khi biết thông tin sự việc do báo chí phản ánh, Cục Điện ảnh đã yêu cầu đơn vị sản xuất phim là công ty Thiên Ngân Galaxy giải trình và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh dư luận không hay xảy ra.

“Sáng nay chúng tôi đã có văn bản yêu cầu và đơn vị sản xuất đã có văn bản giải trình, họ cho biết sẽ thay những chi tiết có hình ảnh bà Tống Mỹ Linh và xin lỗi công chúng dư luận vì lỗi không cố ý.

Chúng tôi cũng đã yêu cầu đơn vị sản xuất phim chỉnh sửa, thay hình ảnh bà Tống Mỹ Linh ngay trong ngày mai đồng thời rút kinh nghiệm kịp thời sau vụ việc này.

Sau khi nhận được bản phim đã chỉnh sửa, Cục Điện ảnh sẽ kiểm tra ngay lập tức để phim sớm được phát hành trở lại”, ông Khuất Duy Tân cho biết.

Ông Tân cũng nói thêm, sau sự cố đáng tiếc này, Cục Điện ảnh sẽ khuyến cáo tất cả các đơn vị sản xuất điện ảnh khi làm phim phải có trách nhiệm và nghiêm túc trong tất cả các khâu kể cả những khâu nhỏ nhất.

Ông nói: “Khi xảy ra sự cố như thế này, trước hết đơn vị sản xuất phim phải chịu trách nhiệm, nhất là đây là những vấn đề có liên quan đến lịch sử. Khi sản xuất phim thì kể cả những chi tiết nhỏ nhất cũng không thể lấy những thông tin, hình ảnh trên mạng mà không rõ nguồn gốc xuất xứ”.

Ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cũng cho rằng sự cố của phim Dạ cổ hoài lang là một bài học cho các đơn vị sản xuất điện ảnh VN.

“Khi sử dụng hình ảnh hay bất cứ thông tin nào khác vào tác phẩm của mình thì phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo có bản quyền. Không thể lấy những hình ảnh “trôi nổi” trên mạng rồi đưa vào tác phẩm của mình được. Cách làm như vậy là không ổn”, ông Bùi Nguyên Hùng nêu quan điểm.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, phó chủ tịch Hội Điện ảnh VN chia sẻ, sự cố này trước hết là do nhóm họa sĩ thiết kế và chuẩn bị đạo cụ đã làm ẩu.

“Trong điện ảnh không được phép làm như vậy. Dù làm bất cứ điều gì cũng phải chỉn chu, nhất là với bộ phim điện ảnh được quay ở nước ngoài về một đề tài quan trọng như Dạ cổ hoài lang.

Tôi cũng thấy đạo diễn phim Nguyễn Quang Dũng đã lên tiếng xin lỗi và nhận khuyết điểm. Nhưng đây là lỗi nghề nghiệp khó có thể thể tha thứ được.

Hoạ sĩ đạo cụ đã quá tuỳ tiện mà trong nghề gọi là lỗi sơ đẳng không thể bỏ qua. Đây là điều tôi thấy rất đáng tiếc. Ngay cả phim truyền hình cũng không được phép làm như vậy chứ chưa nói gì đến phim điện ảnh được làm công phu, tốn kinh phí”, biên kịch Hồng Ngát chia sẻ. 

V.V.TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar