12/07/2021 10:42 GMT+7

Cuba - Hành trình cường quốc y tế: Kỳ 1: Bào chế vắc xin, tìm thuốc trị COVID-19

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TTO - Dù phải đối mặt với lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ trong hơn 60 năm qua, ngành y tế Cuba vẫn phát triển mạnh mẽ, khi không chỉ chăm sóc tốt sức khỏe của người dân trong nước mà còn chia sẻ giúp đỡ rất nhiều nước khác.

Cuba - Hành trình cường quốc y tế: Kỳ 1: Bào chế vắc xin, tìm thuốc trị COVID-19 - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 bùng phát, Cuba nhanh chóng nghiên cứu bào chế 5 loại vắc xin và có loại đã đi đến đích sớm...

Ngày 9-7, Cuba đã chính thức phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin Abdala ngừa COVID-19. Đây là quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ Latin và tại Caribê phát triển thành công vắc xin phòng virus SARS-CoV-2. 

Cơ quan Quản lý y tế Cuba (CECMED) phê chuẩn Abdala sau khi nhà sản xuất tháng trước công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cho thấy hiệu quả phòng bệnh của vắc xin này đạt 92,28% sau khi tiêm đủ 3 liều.

Tự sản xuất 80% vắc xin

Từ đầu tháng 7, Venezuela là nước đầu tiên bên ngoài Cuba bắt đầu đưa vắc xin Abdala ngừa COVID-19 do Cuba sản xuất vào chương trình tiêm chủng quốc gia. Quốc gia Nam Mỹ đã nhận lô vắc xin đầu tiên khoảng 30.000 liều hôm 24-6, dự định tiêm cho khoảng 10.000 người.

Tên của vắc xin COVID-19 này được đặt theo tên một vở kịch thơ nổi tiếng của người anh hùng dân tộc Jose Marti của Cuba. Trong vở kịch thơ đó, nhân vật chính - người anh hùng trẻ tuổi Abdala - đã kiên cường, dũng cảm bảo vệ tổ quốc dù phải đối mặt với kẻ thù hung bạo thế nào.

Với rất nhiều người dân Cuba, đó là cái tên thật thích hợp cho loại vắc xin COVID-19 đầu tiên được phát triển tại châu Mỹ Latin. 

cũng thể hiện cho ý chí của quốc đảo nhỏ với 11 triệu dân quyết tâm chống SARS-CoV-2 và không nao núng trước dịch bệnh ngay cả khi vẫn bị Mỹ cấm vận kinh tế suốt 60 năm qua.

Một trong những nhà khoa học đóng góp công lao đáng kể nhất cho công cuộc phát triển vắc xin COVID-19 của Cuba là ông Gerardo Enrique Guillen Nieto, 58 tuổi, giám đốc phụ trách nghiên cứu y sinh tại Trung tâm Công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền (CIGB) tại Havana. Đây cũng chính là nơi đã phát triển thành công vắc xin Abdala.

"Chúng tôi đã làm việc ngày đêm kể từ khi bắt đầu đại dịch. Mọi thứ bảy, mọi chủ nhật, từ sáng sớm cho tới khuya, không phút nào nghỉ ngơi" - ông Gerardo Enrique Guillen Nieto chia sẻ về công việc của ông và mọi người trong chương trình phát sóng đặc biệt nhân Ngày của cha năm nay (20-6) trên Đài truyền hình quốc gia Cuba. 

Chúng tôi đã rất nhẹ nhõm vì kết quả thu được đã vượt quá mong đợi. Chúng tôi biết vắc xin này rất tốt, nhưng tôi cũng không dám kỳ vọng đạt được kết quả như vậy" - ông nói.

Trong tháng 5, chương trình tiêm chủng vắc xin của Chính phủ Cuba đã khởi động với hai loại vắc xin tự phát triển là Abdala và Soberana 2 ngay từ trước khi hoàn tất giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng.

Nhà khoa học Guillen Nieto tin tưởng với việc triển khai chương trình tiêm chủng, đất nước ông sẽ sớm kiểm soát được đại dịch.

"Đã có sự tin tưởng (của người dân) chưa từng có tiền lệ vào hệ thống y tế Cuba" - ông Nieto nói. "Chẳng hạn, chúng tôi chưa bao giờ gặp khó khăn khi tìm các tình nguyện viên tham gia những thử nghiệm lâm sàng. Tại Cuba, mọi người đều mong muốn được tiêm vắc xin. Không ai nghĩ sẽ không tiêm vì mọi người đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc này" - ông khẳng định.

Nếu thành công của vắc xin Abdala được chứng minh, Cuba sẽ trở thành nước đầu tiên trong khu vực phát triển và sản xuất được vắc xin ngừa COVID-19. 

Các nhà lãnh đạo của quốc đảo này tự hào khi chia sẻ tham vọng Cuba sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới tiêm chủng cho toàn dân bằng vắc xin COVID-19 nội địa.

Đáng chú ý, Abdala chỉ là 1 trong số 5 ứng cử viên vắc xin COVID-19 của Cuba. Một vắc xin khác là Soberana 2 với 2 liều tiêm dự kiến cũng sẽ sớm được CECMED cấp phép, theo Đài DW (Đức).

Điều này có lẽ không bất ngờ với những ai đã biết Cuba trước nay tự sản xuất tới 80% các vắc xin dùng trong nước và xuất khẩu một số trong đó. 

Hiệu quả và sự an toàn của các thuốc kháng virus do Cuba sản xuất được dùng trong điều trị viêm gan B, C, HIV-AIDS, sốt xuất huyết đã được chứng minh và có ít nhất 45 quốc gia đặt mua.

Sau khi được phê duyệt dùng khẩn cấp trong nước, Cuba có thể nộp hồ sơ lên Tổ chức Y tế thế giới đề nghị phê chuẩn sử dụng vắc xin Abdala và cả Soberana 2 ở phạm vi quốc tế. 

Cho tới nay, ngoài Venezuela, các nước Bolivia, Jamaica và Mexico cũng tỏ ý quan tâm vắc xin COVID-19 của Cuba. Ba nước Argentina, Iran, Việt Nam muốn được Cuba chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Adbala.

Cuba - Hành trình cường quốc y tế: Kỳ 1: Bào chế vắc xin, tìm thuốc trị COVID-19 - Ảnh 2.

Vắc xin Abdala của Cuba - Ảnh: Reuters

Phát hiện Interferon Alfa-2B

Trong số 30 loại thuốc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc lựa chọn điều trị COVID-19, có thuốc kháng virus Interferon Alfa-2B của Cuba. Đây là loại thuốc đã được Công ty liên doanh Trung Quốc - Cuba ChangHeber sản xuất tại Trung Quốc từ năm 2003.

Tại Cuba, chính quyền sở tại cho biết đã dùng Interferon Alfa-2B điều trị cho gần như tất cả người bệnh COVID-19 và thuốc đã giúp hạ tỉ lệ tử vong vì COVID-19 ở nước này xuống thấp nhất tại châu Mỹ.

Theo thông tin trên trang web của Trường Kinh tế và khoa học chính trị London (lse.ac.uk), thuốc Interferon Alfa-2B của Cuba đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị các loại virus có những đặc điểm tương tự virus SARS-CoV-2.

Thuốc Interferon Alfa-2B khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Chuyên gia công nghệ sinh học Cuba, tiến sĩ Luis Herrera Martínez cho biết thuốc này giúp ngăn chặn diễn tiến bệnh trầm trọng và các biến chứng ở người bệnh ở mức có thể gây tử vong.

Cuba lần đầu phát triển các thuốc Interferon để giải quyết dịch bệnh sốt xuất huyết năm 1981. Kể từ năm 1986, Trung tâm Công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền ở Havana, Cuba đã sản xuất thuốc Interferon Alfa-2B với tên biệt dược Heberon® Alfa R. 

Trong tháng 5-2020, thời điểm dịch COVID-19 đã bùng lên ở Cuba được một tháng, một nhóm các nhà khoa học nước này công bố nghiên cứu về hiệu quả điều trị của Interferon Alfa-2B với người bệnh COVID-19 trên trang Medrxiv.

Nghiên cứu thực hiện với 814 bệnh nhân COVID-19 tại 16 bệnh viện ở 8 tỉnh của Cuba từ ngày 11-3 đến 14-4 năm ngoái. Trong đó 761 người (93,4%) được điều trị bằng Heberon® Alpha R và 53 người điều trị bình thường không dùng thuốc này. 

Theo đó, những người dùng Heberon® Alpha R có tỉ lệ bình phục hoàn toàn cao hơn đáng kể so với những người không dùng, cụ thể là 95,4% so với 26,1%.

Cuba - Hành trình cường quốc y tế: Kỳ 1: Bào chế vắc xin, tìm thuốc trị COVID-19 - Ảnh 3.

Người dân Cuba chích vắc xin - Ảnh: báo Granma

Cuba có thể trở thành nhà cung cấp vắc xin COVID-19 cho thế giới?

Theo báo Washington Post, hiện Cuba đã và đang phát triển 5 loại vắc xin COVID-19, trong đó ngoài 2 loại đã biết Abdala và Soberana 2 còn có 3 loại khác là Soberana 1, Soberana Plus và Mambisa (vắc xin dạng xịt mũi).

Cả 5 loại vắc xin COVID-19 do Cuba phát triển đều dùng công nghệ vắc xin protein tái tổ hợp.

Chúng hoạt động trên nguyên lý tái tạo các gai (spike) trên bề mặt virus SARS-CoV-2 (vốn là phần virus bám vào tế bào người) và đưa vào cơ thể, "huấn luyện" hệ miễn dịch con người nhận ra mầm bệnh này và có khả năng sinh kháng thể ngăn chặn khi phơi nhiễm virus trong thực tế.

Các vắc xin theo công nghệ tái tổ hợp không cần bảo quản ở nhiệt độ siêu lạnh như vắc xin công nghệ mRNA của các Hãng Pfizer-BioNTech và Moderna.

Giới chức Cuba cho biết họ đang phát triển các loại huyết thanh giá rẻ và dễ bảo quản để có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong nhiều tuần và lưu trữ dài hạn được ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao tới 46,4 độ C.

Những ưu điểm đó khiến vắc xin COVID-19 của Cuba có tiềm năng trở thành lựa chọn được ưa chuộng hơn tại các nước nhiệt đới và có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Cuba đã gây ấn tượng đặc biệt với thế giới khi mạnh mẽ vượt qua đại dịch HIV/AIDS. Đây cũng là quốc gia đầu tiên loại bỏ được nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Những năm qua, thế giới kỳ vọng dõi theo những bước tiến lạc quan trong công cuộc phát triển vắc xin ngừa ung thư phổi có tên Cimavax tại quốc đảo vùng Caribê.

Kỳ tới: Kiểm soát HIV/AIDS và vắc xin ung thư phổi

Thủ tướng điện đàm với lãnh đạo Cuba, bàn chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin

TTO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 1-7 có cuộc điện đàm với Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz. Hai bên chia sẻ kinh nghiệm phòng chống COVID-19 và khả năng hợp tác trong cung ứng và sản xuất vắc xin.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar