26/03/2016 09:32 GMT+7

Cử tri sẽ là trọng tài

V.V.THÀNH thực hiện
V.V.THÀNH thực hiện

TTO - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng đã nêu ý kiến như trên khi trả lời báo Tuổi Trẻ xung quanh vấn đề tính chuyên nghiệp cần có ở các ứng cử viên. Ông Đỗ Mạnh Hùng nói:

Ảnh: Việt Dũng

“Ứng cử viên phải biết lắng nghe và cảm nhận được những đòi hỏi từ thực tiễn, những yêu cầu, nguyện vọng của cử tri để từ đó xây dựng chương trình hành động của mình

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng

- Cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp đang bước vào giai đoạn quan trọng, chúng ta đã đi qua hiệp thương lần 1, hiệp thương lần 2, đang chuẩn bị cho hiệp thương lần 3 và hình thành danh sách ứng cử viên chính thức.

Tiếp đó, các ứng cử viên báo cáo chương trình hành động hay còn gọi là vận động bầu cử với các cử tri.

Thông qua vận động bầu cử, các ứng cử viên sẽ có cơ hội tiếp cận người dân, trình bày những suy nghĩ, dự định của mình khi tham gia ứng cử. Mỗi ứng cử viên phải tự mình xây dựng chương trình hành động theo đúng quy định pháp luật, và điều quan trọng là làm sao cho đó là một chương trình hành động thiết thực, thể hiện tâm huyết, tình cảm của mình.

Đây sẽ là giai đoạn rất quan trọng, ở chỗ các cử tri quan tâm và có những đánh giá khách quan, chính xác, để rồi trên cơ sở đó lựa chọn ra những đại biểu ưu tú tham gia Quốc hội và HĐND các cấp, thật sự đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng và ý chí của người dân.

* Đại biểu Quốc hội là chính khách, tính chuyên nghiệp rất quan trọng. Vừa qua nhiều ứng cử viên, cả những người được đề cử cũng như tự ứng cử, đã thể hiện tính chuyên nghiệp trong chương trình hành động, nhưng cũng có ứng cử viên tạo dư luận là ứng cử cho vui. Ông nghĩ sao?

- Chương trình hành động là do tự mỗi ứng cử viên xây dựng và báo cáo với cử tri. Qua đó cử tri sẽ là người trọng tài, quyết định bầu hay không bầu một ứng cử viên nào đó.

Theo tôi, chương trình hành động của ứng cử viên phải bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền của người đại biểu nhân dân đã được pháp luật quy định. Bởi vì khi một người dự kiến ứng cử vào Quốc hội và HĐND thì phải thể hiện tính chuyên nghiệp của mình, phải tìm hiểu, phải nắm chắc quy định pháp luật về chức trách, nhiệm vụ của người đại biểu.

Bên cạnh đó, ứng cử viên phải biết lắng nghe và cảm nhận được những đòi hỏi từ thực tiễn, những yêu cầu, nguyện vọng của cử tri để từ đó xây dựng chương trình hành động của mình.

* Như ông nói, cử tri sẽ là người trọng tài đánh giá chương trình hành động của các ứng cử viên. Như vậy ở đây sự quan tâm của cử tri từ khâu vận động bầu cử cho đến đi bỏ phiếu rất quan trọng. Tuy nhiên, đây đó vẫn còn hiện tượng bỏ phiếu hộ, thưa ông?

- Vừa rồi tôi có tham gia đoàn giám sát của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đi giám sát về việc triển khai tổ chức thực hiện bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp ở một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Ở mỗi địa phương, chúng tôi đều nêu vấn đề này. Trên thực tế chúng ta đều thấy là nơi này, nơi khác có tình trạng một người đi bầu cho cả nhà, hoặc một nhà đi bầu cho nhiều nhà. Đây là một thực tế mà chúng ta cần có giải pháp, làm sao cho các cử tri thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình một cách chủ động.

Chúng tôi đã kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề nêu trên. Đầu tiên là tăng cường thông tin về bầu cử, về trách nhiệm của cử tri, đấy cũng chính là bảo đảm quyền lợi sau này cho các cử tri.

Đối với các tổ chức bầu cử thì phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc lập danh sách, theo dõi, quản lý biến động của danh sách cử tri, để kịp thời có những công việc phù hợp với tình hình.

Chúng ta cũng cần phải phát huy hơn nữa vai trò của các đoàn thể như phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên... trong việc vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia bầu cử, không chỉ trong ngày bỏ phiếu mà từ các khâu trước đó.

* Hiện nay hàng chục triệu người Việt Nam sử dụng mạng xã hội, nhưng theo luật định thì việc vận động bầu cử được tiến hành bằng hai hình thức là gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Nghĩa là chưa đề cập đến vận động bầu cử thông qua mạng xã hội. Đây là một sự bất cập?

- Việc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bầu cử đã được quan tâm. Trong tổng thể xu hướng đó, việc trao đổi thông tin qua mạng, hay còn được hiểu là vận động bầu cử qua mạng, là điều nên khuyến khích để tăng cường hơn nữa sự giao lưu, trao đổi thông tin giữa ứng cử viên và cử tri.

Tôi nghĩ rằng pháp luật đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử, ví dụ như không được dùng tiền, vật chất để vận động.

Còn những hình thức khác mà pháp luật không cấm, kể cả trao đổi thông tin và những hình thức mà chúng ta có thể hiểu là nhằm giới thiệu rộng rãi về bản thân, về chương trình hành động của mỗi ứng cử viên qua mạng thì tôi nghĩ là tích cực, góp phần làm cho mức độ tham gia của cử tri vào cuộc bầu cử được tốt hơn.

Cử tri LÊ PHÚC YÊN (thạc sĩ Chương trình đào tạo chính sách công Fulbright):

Ông Lê Phúc Yên - Ảnh: Q.Định

Cử tri không nhớ đại biểu đã hứa gì

Thực tế có nhiều đại biểu Quốc hội hoạt động cho đến tận cuối nhiệm kỳ nhưng cử tri đã bầu ra đại biểu đó vẫn không đánh giá được đại biểu đó đã hoàn thành hay chưa hoàn thành lời hứa với cử tri trong nhiệm kỳ.

Đơn giản vì khi ứng cử, cử tri ít được nhìn thấy một chương trình hành động, lời hứa nào cụ thể. Việc đưa ra một chương trình hành động chi tiết không chỉ giúp cho cử tri có cơ sở lựa chọn ứng cử viên tốt hơn, mà còn đảm bảo cho sự giám sát của cử tri với ứng cử viên trúng cử trong suốt nhiệm kỳ của mình.

Và vì việc đưa ra chương trình hành động ứng cử còn mang tính hình thức, bị nhiều ràng buộc nên thật khó để hỏi một cử tri xem họ còn nhớ đại biểu Quốc hội do mình bầu lên trong lần bầu cử trước đã hứa và thực hiện lời hứa khi trúng cử thế nào.

Việc các ứng cử viên được giới thiệu ứng cử chỉ đưa ra chương trình hành động sau khi hiệp thương vòng ba và đã được lựa chọn chính thức không chỉ làm hạn chế đi tính quyết liệt, minh bạch của việc ứng cử, tranh cử mà suy rộng ra đó cũng là một hạn chế.

Bởi lẽ trong số những ứng cử viên được giới thiệu, chắc chắn cũng có những người có chương trình hành động mạnh mẽ, cụ thể, tuy nhiên họ chưa có điều kiện để bộc lộ chương trình đó ngay từ các vòng hiệp thương.

quan tâm của người dân đến việc ứng cử, bầu cử ngày càng nhiều hơn, việc thay đổi các thể lệ cho hợp lý với nguyện vọng của đa số người dân là rất cần thiết.

VIỄN SỰ ghi

V.V.THÀNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Quảng Trị: Khai thác mạnh du lịch ở đặc khu Cồn Cỏ

Làm việc tại đặc khu Cồn Cỏ, bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang nêu đảo này phải phát triển mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng - an ninh, tinh gọn về tổ chức.

Bí thư Quảng Trị: Khai thác mạnh du lịch ở đặc khu Cồn Cỏ

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Phó chủ tịch TP Huế chia sẻ ông nhiều lần trở thành khán giả bất đắc dĩ của các ca sĩ karaoke loa kẹo kéo vào buổi trưa, buổi tối.

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Khoảng 300 lượt cán bộ đã đi xe đưa đón đến trung tâm TP.HCM làm việc

Đến nay xe đưa đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) đến trung tâm hành chính TP.HCM làm việc đã có nhiều người đi hơn trước.

Khoảng 300 lượt cán bộ đã đi xe đưa đón đến trung tâm TP.HCM làm việc

Vì sao ô tô chưa được rẽ trái từ đường Cộng Hòa vào đường C12 đi nhà ga T3?

Chiều 10-7, tại cuộc họp báo kinh tế và xã hội TP.HCM, ông Vũ Anh Dũng - phó phòng phát triển đô thị Sở Xây dựng TP.HCM - nói về việc tổ chức giao thông khu vực đường Cộng Hòa, đường C12 dẫn vào nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Vì sao ô tô chưa được rẽ trái từ đường Cộng Hòa vào đường C12 đi nhà ga T3?

Cúp nước nhiều tuyến hẻm tại phường Bình Lợi Trung và phường Bàn Cờ

Tối nay 10-7 đến sáng mai 11-7, nhiều tuyến hẻm tại hai phường Bình Lợi Trung và Bàn Cờ sẽ cúp nước.

Cúp nước nhiều tuyến hẻm tại phường Bình Lợi Trung và phường Bàn Cờ

Vụ cháy cư xá Độc Lập: Chập điện từ dây điện dẫn ra máy sấy đồ, tủ lạnh ngoài sân

Công an TP.HCM xác định nguyên nhân ban đầu vụ cháy tại cư xá Độc Lập là do chập điện từ dây dẫn nối thiết bị máy sấy quần áo và tủ lạnh, được đặt ngoài khu vực sân.

Vụ cháy cư xá Độc Lập: Chập điện từ dây điện dẫn ra máy sấy đồ, tủ lạnh ngoài sân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar