08/09/2023 11:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cử tri kiến nghị không đưa giáo viên vào diện tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ nói gì?

Bộ Nội vụ đã có trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam, Hưng Yên đề nghị không đưa giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế của ngành giáo dục.

Giáo viên lý, hóa, sinh ở TP.HCM trong buổi tập huấn về việc giảng dạy môn khoa học tự nhiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Ảnh: H.HG.

Giáo viên lý, hóa, sinh ở TP.HCM trong buổi tập huấn về việc giảng dạy môn khoa học tự nhiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Ảnh: H.HG.

Theo đó, cử tri cho hay hiện nay thiếu giáo viên dẫn đến các nhà trường phải dồn lớp, số học sinh trên lớp vượt quy định, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Do đó, cử tri đề nghị xem xét không đưa giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế của ngành giáo dục, đồng thời tăng chỉ tiêu biên chế giáo viên giao cho các địa phương để đảm bảo nhu cầu dạy và học thực tế tại các địa phương.

Trả lời nội dung này, Bộ Nội vụ nêu rõ tinh giản biên chế gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

Theo đó, yêu cầu tất cả cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải thực hiện, bảo đảm đến hết năm 2026 giảm ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước (không phải giảm tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập) so với năm 2021.

Riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, để bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế nêu trên, đồng thời bảo đảm nguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, Bộ Nội vụ cho hay cần thay đổi phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền.

Trên cơ sở đó đẩy mạnh cơ chế tự chủ, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

Đồng thời tạo điều kiện cơ cấu lại số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập theo hướng giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tăng số người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính theo yêu cầu của nghị quyết 75/2022 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, bảo đảm đủ số lượng giáo viên đứng lớp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao...

Ngoài ra, để giải quyết trước mắt tình trạng thiếu giáo viên ở các cấp học của nhiều địa phương trong năm học 2023 - 2024, Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, tổng hợp về nhu cầu biên chế giáo viên của các địa phương.

Trên cơ sở đó xác định các nguyên tắc, tiêu chí làm cơ sở đề xuất bổ sung biên chế giáo viên, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ để có ý kiến với Ban Tổ chức Trung ương phân bổ biên chế giáo viên cho các địa phương trong tổng số biên chế giáo viên còn lại, dự kiến bổ sung giai đoạn 2022 - 2026.

Trường hợp số biên chế giáo viên được giao (bao gồm số hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp) trong các trường mầm non, phổ thông công lập chưa đủ theo định mức quy định, bộ đề nghị cử tri có ý kiến với UBND tỉnh xác định số biên chế giáo viên còn thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo đó, trình HĐND tỉnh quyết định số lượng giáo viên ký kết hợp đồng lao động không quá 70% số biên chế giáo viên còn thiếu nêu trên.

Sử dụng hiệu quả số giáo viên trong chỉ tiêu được giao

Bộ Nội vụ cũng chỉ rõ các địa phương cần tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả số giáo viên trong chỉ tiêu biên chế được giao, đặc biệt là số biên chế giáo viên được bổ sung theo quyết định của Bộ Chính trị.

Đồng thời nghiên cứu, thực hiện một số giải pháp để chuẩn bị nguồn tuyển dụng giáo viên như điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với những giáo viên còn độ tuổi công tác, có năng lực, nguyện vọng phù hợp với nhu cầu để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu, môn học tích hợp.

Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách để thu hút sinh viên sư phạm ra trường trở về địa phương giảng dạy, thu hút sinh viên giỏi tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên hoặc sinh viên giỏi tốt nghiệp các ngành khác có nguyện vọng dự tuyển vào làm giáo viên...

Đổi mới giáo dục: Hãy để giáo viên được 'sáng tạo' đúng nghĩa

Để giáo viên sáng tạo trong tổ chức hoạt động dạy học, những giờ dạy trên lớp không nên quá gò bó về mặt thời gian. Điều này cần đến một ban giám hiệu phải có tính chủ động, sáng tạo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt đại gia Khoa ‘gỗ’ lừa chạy án lấy 16 tỉ đồng

Ông Nguyễn Sĩ Khoa được biết đến là một "đại gia" của ngành gỗ ở Quảng Nam và Đà Nẵng.

Bắt đại gia Khoa ‘gỗ’ lừa chạy án lấy 16 tỉ đồng

Đã khắc phục xong điểm lún vỉa hè đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa

Vỉa hè đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (TP.HCM) từng bị lún sau khi điện lực đào lên thi công, đến 16-5 đã được khắc phục xong.

Đã khắc phục xong điểm lún vỉa hè đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa

Bình Thuận: bí thư Đảng ủy cấp xã, phường có thể là ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy

Bình Thuận vừa ban hành hướng dẫn về khung cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và xây dựng phương án nhân sự cho các cấp ủy xã, phường.

Bình Thuận: bí thư Đảng ủy cấp xã, phường có thể là ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy

Người dân cần lưu ý gì khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình?

Bảo hiểm xã hội TP.HCM vừa có những lưu ý dành cho người dân khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình qua tổ chức dịch vụ thu.

Người dân cần lưu ý gì khi tham gia BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình?

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: ‘Làm đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của TP.HCM thành tập đoàn’

Xây dựng đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo mô hình tập đoàn, hoàn thành trong tháng 9, để trình các cấp trong tháng 10.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: ‘Làm đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của TP.HCM thành tập đoàn’

Khoán chi 20 tỉ đồng xây dựng bộ luật mới, đại biểu nói cao, bộ trưởng tư pháp nói gì?

Xây dựng bộ luật mới/thay thế: 20 tỉ đồng; luật mới/thay thế: 18 tỉ đồng; bộ luật sửa đổi: 10 tỉ đồng.

Khoán chi 20 tỉ đồng xây dựng bộ luật mới, đại biểu nói cao, bộ trưởng tư pháp nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar