07/11/2008 18:00 GMT+7

Cử nhân làm lao động phổ thông: lãng phí nguồn nhân lực

Theo SƠN LÂM (Lao Động)
Theo SƠN LÂM (Lao Động)

Một thực trạng đáng buồn đang diễn ra là nhiều cử nhân tốt nghiệp ĐH-CĐ sẵn sàng nhận những việc làm dành cho lao động phổ thông (LĐPT).

Phóng to
Sinh viên tìm kiếm thông tin việc làm tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Đà Nẵng - Ảnh: baodanang.vn

Đây không chỉ là sự lãng phí lớn với những ai mất 4-5 năm ngồi trên giảng đường mà còn là sự lãng phí đối với cả lực lượng lao động trẻ.

Mỏi mòn tìm việc

Không ít bạn trẻ sau khi ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Nhiều người ở các tỉnh không muốn về quê làm việc. Giải pháp để trụ lại được ở các thành phố là làm bất cứ việc gì miễn có thu nhập. Với suy nghĩ như vậy, nhiều bạn trẻ đã đánh đổi tấm bằng cử nhân để đổi lấy những việc như đưa hàng, lễ tân, bán hàng...

Ngọc Linh (Vĩnh Phúc) sau khi tốt nghiệp ngành toán tin Trường ĐH KHTN không tìm được việc làm ổn định. Linh đã đi vay tiền để mở cửa hàng lắp ráp máy vi tính nhưng công việc kinh doanh không thành công, thu không đủ chi nên hiện tại Linh chuyển sang đưa hàng cho một cửa hàng kinh doanh gas, chờ cơ hội xin được việc tốt hơn.

Linh tâm sự: "Tốt nghiệp ngành tin học bây giờ cần phải bổ sung thêm chứng chỉ chuyên ngành của Microsoft mới mong tìm được việc làm ở thành phố. Nhưng tiền để học hết chương trình đó giờ em lại chưa có".

Trường hợp của Thu Trà, cựu SV khoa chế tạo máy ĐH Bách khoa, cũng rất đáng suy nghĩ. Sau khi tốt nghiệp, Trà không tìm được việc làm đúng chuyên ngành, đơn giản bởi nhiều doanh nghiệp không tin tưởng vào tay nghề của một bạn nữ mới ra trường. Hiện giờ, Trà làm cho một công ty chuyên sản xuất bông tai xuất khẩu sang Nhật Bản ở vị trí công nhân với mức lương rất thấp.

Các địa phương cần thu hút lao động

Theo kết quả khảo sát tại Hà Nội qua 12 phiên giao dịch việc làm từ năm 2007 (của Trung tâm GTVL Hà Nội) tới nay, có tới 50% (khoảng 24.000 lao động) đăng ký tìm việc là LĐPT. Nhưng thực tế khi tuyển dụng các doanh nghiệp chỉ tuyển được 1.726 người có trình độ phổ thông, 4.032 người có trình độ trung cấp và hơn 7.300 lao động có trình độ ĐH-CĐ. Theo các nhà tuyển dụng, đây là một sự lãng phí khá lớn.

Ông Trần Trung Chính - giám đốc Trung tâm GTVL Hà Nội - cho rằng việc nhiều cử nhân sẵn sàng làm việc LĐPT là do họ chưa có cơ hội tìm được việc đúng chuyên ngành, họ chấp nhận làm việc để trụ lại các thành phố lớn. Giải pháp hữu ích là các tỉnh cần có chính sách thu hút lao động quay về địa phương làm việc. "Nếu tại địa phương lương trả cho người lao động còn thấp thì họ vẫn sẽ tìm mọi cách để trụ lại trên thành phố", ông Chính cho biết thêm.

Theo SƠN LÂM (Lao Động)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhỏ gọn, thông minh và đầy thử thách, những chiếc xe mô hình tại sân chơi kỹ thuật năm nay đã tạo nên một đường đua 'nóng' từ công nghệ đến chiến thuật.

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhắc nhở hành vi của TikToker đăng clip ngắm san hô ở Hòn Chồng, Nha Trang

Ban Quản lý vịnh Nha Trang đã nhắc nhở, yêu cầu TikToker đăng clip ngắm cá, san hô ở biển Hòn Chồng rút kinh nghiệm.

Nhắc nhở hành vi của TikToker đăng clip ngắm san hô ở Hòn Chồng, Nha Trang

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Ngày 24-5, khoảng 30 doanh nghiệp đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại Ngày hội việc làm 2025, tổ chức tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Sinh viên muốn việc làm lương cao cần cải thiện kỹ năng mềm

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Các tình nguyện viên chương trình Ước mơ của Thúy đã đến các bệnh viện những ngày qua để lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư, chuẩn bị cho chương trình dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện của bệnh nhi ung thư Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar