24/11/2021 05:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

COVID-19 thế giới ngày 24-11: WHO cảnh báo châu Âu sẽ có thêm 700.000 ca tử vong

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số người chết vì COVID-19 tại châu Âu có thể lên đến 2,2 triệu người trong mùa đông nếu tình hình lây nhiễm tại châu lục này cứ tiếp tục như hiện nay.

COVID-19 thế giới ngày 24-11: WHO cảnh báo châu Âu sẽ có thêm 700.000 ca tử vong - Ảnh 1.

Dữ liệu tiêm chủng và tử vong tại châu Âu cho thấy tỉ lệ tiêm chủng càng cao, tỉ lệ tử vong càng thấp - Ảnh: Twitter

Theo Hãng tin AFP, châu Âu đang đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng các ca bệnh, buộc Áo phải phong tỏa trở lại từ đầu tuần này trong khi Đức và Hà Lan cân nhắc các biện pháp hạn chế mới.

WHO: Hơn 2,2 triệu ca tử vong tại châu Âu vào tháng 3-2022

Ngày 23-11, WHO cho biết tới ngày 1-3-2022, dự báo có thêm 700.000 người tại châu Âu chết vì COVID-19. Hiện nay, lục địa già này đã ghi nhận hơn 1,5 triệu ca tử vong vì đại dịch.

Theo đó, WHO dự kiến "căng thẳng cao hoặc cực độ trong các đơn vị săn sóc đặc biệt tại 49 trong 53 quốc gia châu Âu từ nay cho đến ngày 1-3-2022".

Tuần trước, số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã tăng lên gần 4.200 ca/ngày, hơn gấp đôi so với con số 2.000 ca/ngày hồi cuối tháng 9 vừa qua.

Châu Âu trở thành tâm điểm của đại dịch lần nữa do tỉ lệ tiêm chủng chậm chạp ở một số nước trong khu vực này.

Tại Liên minh châu Âu (EU), 67,7% người dân đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, độ phủ vắc xin chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia trong EU, với tỉ lệ tiêm chủng thấp ở nhiều quốc gia phía đông.

Chỉ 24,2% người Bulgaria đã tiêm đầy đủ, so với 86,7% tại Bồ Đào Nha.

WHO cho biết có bằng chứng cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin đối với việc lây nhiễm và bệnh nhẹ đang giảm theo thời gian.

Biểu tình và số ca mắc mới tăng tại châu Âu

COVID-19 thế giới ngày 24-11: WHO cảnh báo châu Âu sẽ có thêm 700.000 ca tử vong - Ảnh 2.

Ông Hans Kluge - giám đốc khu vực châu Âu của WHO - thăm một trại tị nạn tại Belarus - Ảnh: TASS

Ông Hans Kluge - giám đốc khu vực châu Âu của WHO - cảnh báo châu Âu và Trung Á "phải đối mặt với mùa đông nhiều thách thức".

Ông Kluge kêu gọi mọi người tuân thủ chiến lược "vắc xin +", khẳng định phải kết hợp giữa tiêm vắc xin với các biện pháp phòng dịch khác như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

Tuy nhiên, viễn cảnh mùa đông với những hạn chế mới đã châm ngòi cho tình trạng bất ổn tại nhiều quốc gia châu Âu. Bỉ, Hà Lan và quần đảo Guadeloupe của Pháp vẫn đang chứng kiến nhiều cuộc biểu tình phản đối các biện pháp phòng dịch hà khắc mới.

Theo AFP, cảnh sát Hà Lan đã bắt giữ ít nhất 21 người trong đêm biểu tình bạo lực thứ tư. Hơn 35.000 người cũng xuống đường biểu tình tại thủ đô Brussels, Bỉ để phản đối các hạn chế mới.

Hà Lan cũng bắt đầu chuyển bệnh nhân COVID-19 sang Đức để giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế trong nước. Theo báo Guardian, số ca mắc mới tại Hà Lan đã đạt kỷ lục hằng tuần mới vào ngày 23-11 với gần 23.000 ca mắc mới trong 24 giờ, tăng 39% so với tuần trước đó.

Ngày 23-11, Pháp cũng ghi nhận hơn 30.000 ca bệnh trong 24 giờ, tăng vọt so với hơn 5.000 ca bệnh trong 24 giờ của ngày trước đó.

Cùng ngày, Anh ghi nhận hơn 42.400 ca bệnh trong 1 ngày. Ước tính 75% chính quyền địa phương tại Anh có số ca mắc mới tăng mạnh so với tuần trước đó.

COVID-19 thế giới ngày 24-11: WHO cảnh báo châu Âu sẽ có thêm 700.000 ca tử vong - Ảnh 3.

Người dân biểu tình phản đối biện pháp phòng dịch mới tại Bỉ - Ảnh: GETTY IMAGES

Nguyên do số ca nhiễm giảm tại Ấn Độ, Indonesia

Tại châu Á, ngày 23-11 Ấn Độ ghi nhận hơn 7.500 ca mắc mới trong 24 giờ, mức tăng theo ngày thấp nhất trong vòng 18 tháng qua bất chấp các buổi tụ tập lễ hội hồi đầu tháng 11. Theo chuyên gia Ấn Độ, nguyên nhân chủ yếu do phần lớn người dân Ấn Độ đã có kháng thể nhờ tiêm vắc xin và lây nhiễm tự nhiên.

Tính đến nay, khoảng 81% trong 944 triệu người trưởng thành tại Ấn Độ đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, trong đó có 43% được tiêm đầy đủ. Ấn Độ chưa triển khai tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi.

Tương tự Ấn Độ, một chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Indonesia cho rằng nguyên nhân số ca mắc mới theo ngày giảm mạnh trong 3-4 tháng qua tại nước này là do nhiều khả năng 80% người dân đã nhiễm biến chủng Delta.

COVID-19 thế giới 23-11: Tỉ lệ tiêm vắc xin tăng tốt, châu Á mở cửa nhanh

TTO - Dù khởi đầu chậm hơn các nước phương Tây, nhưng hiện nhiều quốc gia châu Á đang có tỉ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đáng ngưỡng mộ. Trong khi châu Á mở cửa thì châu Âu lại đang siết các biện pháp kiểm soát COVID-19 trước mùa đông.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: covid-19 WHO châu Âu

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar